Sự thông minh của nhà đấu giá Pháp cộng với Ưu thế của nền tảng thương mại điện tử

Một buổi tối, 20/4/2024, với doanh số 1,8 triệu đô la tương đương 46 tỷ đồng, Millon Auction (Pháp) đã làm nên một kỳ tích, không phải kỷ lục, vô tiền khoáng hậu ở Hà Nội, qua một phiên đấu giá gọi là Duplex.

Theo thông tin chính thức từ buổi công bố của Millon tại Melia, Hà Nội. Họ tổ chức phiên đấu giá tại Paris, nối cầu truyền hình với đầu Hà Nội, nơi các nhà đầu tư và khách tại Việt Nam có thể cùng tham dự một phiên đấu giá.

Họ đạt được mục tiêu, chỉ một phiên đấu giá, theo luật của Pháp, nhưng kho hàng đem đấu giá phân bố ở cả Paris và Hà Nội, điều hành đấu giá hai kho hàng cùng một lúc, tương tác trực tiếp – off-line cùng một lúc với nhà đầu tư ở cả Paris và Hà Nội.

Sự thông minh còn thể hiện ở chiến thuật điều hành, thay vì ông chủ tịch công ty Millon điều hành gõ búa trên bục tại Pháp, thì ông đứng trước máy quay, điều hành phiên đấu giá tại Pháp, căn phòng nơi ông đứng là tại khách sạn Melia, nơi ông tiếp xúc trực tiếp với  các nhà đầu tư Hà Nội.

 

 

 

GIẢI QUYẾT ĐƯỢC BÀI TOÁN PHÁP LÝ

Nhìn nhận về góc độ Pháp lý thì đây đúng chuẩn một phiên đấu giá của công ty Pháp, theo luật của Pháp, điều hành online. Việc tổ chức một khán phòng ở Hà Nội chỉ có vai trò như một buổi xem trình diễn qua cầu truyền hình và trả giá đấu giá qua kênh online. Đây đúng là sự thông minh tuyệt đỉnh. Và luật pháp Việt Nam sẽ đương nhiên không can thiệp điều chỉnh được gì thêm vào phiên đấu giá của Millon.

Trong khi thực tế Việt Nam, luật Đấu giá của chúng ta có những qui định bó chân các công ty đấu giá. Hệ quả, khi các công ty tổ chức đấu giá tài sản nghệ thuật sẽ dễ vướng vào vi phạm các qui định pháp lý.

Ví dụ như việc thẩm định tài sản mới được đem ra đấu giá, mà việc thẩm định này thì lại giao cho tổ chức – họ có thể “từ chối” thẩm định.

LỢI ÍCH VỀ KINH TẾ

Sự thông minh là song hành cùng lợi ích, lợi ích cho các nhà đầu tư Việt mua tranh Việt, họ mua được hàng hoá qua tay thẩm định của nhà đấu giá Pháp, loại bỏ chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lưu kho,.., xuất nhập khẩu.

Lợi ích cho công ty Millon là họ có thể tiếp xúc trực tiếp với nhu cầu đầu tư hàng hoá nghệ thuật của người Việt Nam, tại Việt Nam. Họ nắm bắt được tâm lý diễn biến của khách, và kích thích khách ra quyết định. Kết quả vẫn thu được 25% phí từ người mua và một số % phí tự người bán. Ước tính, Millon thu được khoản phí 800K đô la, tương đương 20 tỷ đồng, từ phiên đấu.

LỢI ÍCH VỀ THANH KHOẢN TÀI SẢN

Lợi ích lớn nhất là thị trường giao dịch tài sản nghệ thuật ở Việt Nam có thêm kênh giao dịch quốc tế trực tiếp ngay tại nội địa.

Dự báo sắp tới mô hình này sẽ nhân rộng bởi các nhà đấu giá danh tiếng khác.Cuối cùng thì thanh khoản của tài sản rất khó thanh khoản đã tìm được đầu ra, tiếp cận với nguồn tiền của các nhà đầu tư giàu có.

LỢI ÍCH VỀ NGUỒN KHÁCH HÀNG

Người viết bài đã có dịp trò chuyện sâu với ông chủ của nhà đấu giá Pi Auction tại Hà Nội, thường tổ chức các phiên đấu giá tài sản nghệ thuật trên kênh hạ tầng của Pháp là Drouot giống như Millon sử dụng trong phiên 20/4 tại Hà Nội.

Anh cho biết 50% khách mua tài sản nghệ thuật đến từ các nhà đầu tư ngoài biên giới Việt Nam. Và vì vậy các phiên tổ chức đấu giá của anh luôn có thanh khoản. Khá nhiều khách anh không biết họ là ai, nhưng lại có thể có được dữ liệu lịch sử giao dịch của họ, để hiểu chân dung của họ trên thị trường giao dịch tài sản nghệ thuật.

LỢI ÍCH VỀ TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ BÁN HÀNG

Lợi ích lớn nhất của các công ty đấu giá sử dụng chung nền tảng đấu giá online như Drouot, là mỗi phiên đấu của một nhà đấu giá như Millon (Pháp) hay Pi (Việt Nam) thì các khách hàng toàn cầu từ châu Âu, châu Mỹ, Châu Á có thể tìm tới giao dịch.

Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư đăng ký sử dụng nền tảng giao dịch thương mại điện tử này, có thể có được dữ liệu về tài sản nghệ thuật đã từng giao dịch hoặc đang giao dịch theo thời gian thực. Dữ liệu đó là về lịch sử giá, về số lượng khách quan tâm, tương tác giao dịch…

NHỮNG CÁI KHOÁ SẼ ĐƯỢC MỞ KÍCH THÍCH THỊ TRƯỜNG ĐẤU GIÁ

Theo Luật Đấu giá mới, sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025, các tài sản nghệ thuật có giá trị từ 500 triệu đồng trở xuống, thì chủ tài sản sẽ không cần phải chứng minh nguồn gốc, mà chịu trách nhiệm toàn bộ với tài sản uỷ thác.

Rào cản này bị hạ thấp sẽ khơi thông dòng tiền giao dịch rất qui mô, và các công ty đấu giá sẽ có đất phát triển mạnh mẽ. 

 

 

 

SỰ VƯƠN RA CẠNH TRANH CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ NỘI

Cùng ngày 20/4/2024, tại Hà Nội, một công ty đấu giá là Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam (viết tắt VPA) đã tổ chức đấu giá 5 tài sản nghệ thuật. Một tác phẩm nghệ thuật của một hoạ sĩ thời kỳ Đông Dương được giao dịch gần 700 triệu đồng, qua sự cạnh tranh trực tiếp tại phiên đấu của 5 nhà đầu tư.

Phải chăng VPA, một công ty qui mô lớn, duy nhất, đấu giá biển số ô tô với cả trăm giao dịch mỗi ngày, họ đón đầu tiếp cận tiềm năng lớn của thị trường đấu giá tài sản nghệ thuật khi Luật Đấu giá mới có hiệu lực sau 8 tháng nữa.

NỀN TÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUNG HOẶC LIÊN KÊT

Đây mới là cốt lõi để giúp các công ty nội địa đấu giá phát triển. Trường hợp như Pi Auction ở Nghi Tàm, Hà Nội đã chứng minh thành tích. Ngay dịp 28/4 này, Pi tiếp tục tổ chức phiên đấu số 6, hơn 200 tài sản nghệ thuật,trưng bày tại Thảo Điền, Sài Gòn (5 phiên trước trưng bày tại Hà Nội), và tiếp tục đấu trên nền tảng thương mại điện tử quốc tế của Pháp.

Các công ty đấu giá nội địa khác đang vô cùng yếu thế về tiếp cận khách hàng nội đại và quốc tế. Dù Luật Đấu giá mới có hạ bớt rào cản thì vẫn thiếu khách hàng nếu không có nền tảng thương mại điện tử đấu giá chúng hoặc liên kết với nhau.

(Art Dealer – Philip Nguyễn, 4/2024)