CHỮ “THỌ” ẨN CHỨA NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÝ LÀ NỀN TẢNG BỀN VỮNG TRƯỚC MỌI BIẾN CỐ

Cảm hứng nghiên cứu đến từ quá trình sưu tập nghệ thuât. Nghiên cứu qua chữ “THỌ” ở các tác phẩm MÚA CỔ - MỪNG THỌ của danh hoạ dân tộc Nguyễn Tư Nghiêm.
Nội các Triều Nguyễn từ thời Vua Thiệu Trị, 7 năm, (1841-1847) sang thời Vua Tự Đức, 36 năm, (1847-1883), đã ban hành những qui tắc nghi lễ nghiêm ngặt, cụ thể là bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, ban hành năm 1868, soạn thảo bởi hơn 1000 học giả và người làm việc, xuyên qua hơn 20 năm, hai đời Vua.
PHẦN BỘ LỄ là phần dài nhất, có 2 quyển, qui định về trang phục của Vua, Hoàng Hậu, Mẹ Vua,…, từ triều chính đến nghi lễ và thường phục, cụ thể là chữ “THỌ”.
HIỂU CHỮ THỌ gồm 5 bộ:
- Bộ sĩ: Nếu muốn sống lâu, cần phải luôn học hỏi và có tri thức;
- Bộ Nhị: Sống vui vẻ, có các mối quan hệ xã hội tốt.
- Bộ Công: Sống lao động, làm việc.
- Bộ Khẩu: Chỉ miệng, biểu thị sự sống lành mạnh.
- Bộ Thốn: Chỉ sự khuôn phép, tuân thủ quy định.
Vua Tự Đức đã nối tiếp Vua cha Thiệu Trị để ban hành bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ vào năm 1868 với 262 quyển, qui định toàn bộ về sự vận hành của quốc gia. Phần bộ LỄ có qui định chi tiết chữ THỌ, và chữ THỌ này quan trọng ở tầm vóc, đó là quan, dân đều không được phép dùng trên trang phục, được phép dùng trong tín ngưỡng, thờ tự.
CHỮ THỌ TRÊN ÁO VUA:  Được thêu nổi theo lối chữ triện, nằm ở mặt trước và sau của áo.
 
CHỮ THỌ TRÊN ÁO MẸ VUA, HOÀNG HẬU: Cũng được dệt theo lối chữ triện trên bề mặt vải, nhưng thường nhỏ hơn so với áo vua, ở vị trí trang trọng trên áo.
 
 
CHỮ “THỌ” VỚI MẪU NGHI THIÊN HẠ - BÀ TỪ DỤ, VỚI VUA TỰ ĐƯC
 
HOÀNG THÁI HẬU TỪ DỤ
- Bà là người sống thọ nhất trong tất cả các bà Hoàng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
- Bà thọ 93 tuổi. Mẹ Vua Tự Đức – Bà Từ Dụ đã sống trải qua 10 đời vua trong số 13 đời vua triều Nguyễn.
- Trong suốt 36 năm trị vì ngôi vua của vua Tự Đức, là bấy nhiêu năm bà Tự Dụ cùng con trao đổi thời cuộc, nhân quần, khuyên nhủ vua.
- Khi Hoàng thái hậu Từ Dụ mất, lăng mộ của bà tạc chữ THỌ lớn tương đương bề rộng chính mộ, đặt tại bức tường chính giữa của lăng.
Lăng Hoàng Thái Hậu Từ Dụ vừa được thành phố Huế khánh thành bảo tồn. 1 Chữ THỌ lớn nhất chính giữa bức tường chính của lăng.
- NHÂN HẬU VÀ KHIÊM NHƯỜNG: Bà Từ Dụ được biết đến với tính cách nhân hậu, khiêm nhường và giản dị. Bà luôn sống tiết kiệm và yêu thương mọi người xung quanh.
      Một câu chuyện nổi tiếng kể rằng khi vua Tự Đức muốn đổi một đôi mắt kính mới cho bà vì bao đựng kính đã cũ, bà từ chối với lý do rằng việc đổi mới không cần thiết và kính cũ vẫn dùng tốt
 
- TRÍ TUỆ VÀ SỰ CỐ VẤN CHÍNH TRỊ:Dù không trực tiếp tham gia vào các công việc của triều đình, bà Từ Dụ luôn có những lời khuyên quan trọng đối với vua Tự Đức.
     Bà nhấn mạnh đến việc làm trong sạch đội ngũ quan lại, đề cao đạo đức và nhân nghĩa trong việc cai trị.
 
VUA TỰ ĐỨC – NHỮNG CHỮ NHẤT
 
SỨC  KHOẺ YẾU NHẤT:ông sinh ra với sức khỏe yếu ớt, không được mạnh mẽ như nhiều vị vua khác. Trong suốt thời gian trị vì, vua Tự Đức thường xuyên bị bệnh. Các ghi chép lịch sử cho thấy ông phải chịu đựng nhiều căn bệnh khác nhau, từ bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp, đến các vấn đề về thể lực nói chung.
 
TRÍ TUỆ UYÊN BÁC NHẤT: ông là người có học vấn sâu rộng, thông thạo nhiều lĩnh vực từ văn học, lịch sử đến triết học. Chính vì vậy, ông được coi là một trong những vị vua có học thức cao nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
      Ông có kiến thức sâu rộng về triết học, đặc biệt là triết học Nho giáo. Tư tưởng và hành động của vua Tự Đức thường xuyên chịu           ảnh hưởng bởi các nguyên lý của Nho giáo, đặc biệt là các giá trị đạo đức và luân lý.
      Vua Tự Đức rất coi trọng giáo dục và luôn khuyến khích việc học tập trong triều đình. Ông dành nhiều thời gian để đọc sách, viết lách và thảo luận về các vấn đề văn hóa, xã hội và chính trị. Ông cũng khuyến khích các quan lại và hoàng thân học hỏi và nâng cao trình độ.
 
Trích đoạn hình ảnh Mẫu Nghi Thiên Hạ trong tác phẩm Múa Cổ - Mừng Thọ của danh hoạ dân tộc Nguyễn Tư Nghiêm, tranh thuộc nhà sưu tập Hà Nội.
 
GIỮ LỄ KÍNH MẸ NHẤT: vua Tự Đức suốt cuộc đời trên ngôi vị đứng đầu quốc gia, ông đặt lịch ngày lẻ ngự triều chính, ngày chẵn vào vấn an, trao đổi công việc với mẹ là hoàng thái hậu Từ Dụ. Ông luôn sẵn sàng cầm bút ghi chép lại những điều bà Từ Dụ dăn dạy.
      Lịch sử ghi lại, vua Tự Đức trong một chuyến tuần du, về chậm giỗ vua cha Thiệu Trị, đã bị bà Từ Dụ giận, quay mặt vào trong, tới mức vua Tự Đức cầm roi, nằm xuống, xin mẹ đánh phạt, mới được bà nguôi giận.
 
TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC LÂU NHẤT: 36 năm, là số năm dài nhất trong lịch sử triều Nguyễn, vua Tự Đức tại vị điều hành đất nước.
 
 
 
 7/2023, đài truyền hình Việt Nam VTV1 quay hình phỏng vấn quanh các tác phẩm của danh hoạ dân tộc Nguyễn Tư Nghiêm tại Bảo tàng mỹ thuật tư nhân tại Chùa Thầy, Hà Nội.
 
Sau hết, người nghiên cứu thu thâu được thêm những hiểu biết về lịch sử, triết học, đạo đức, luân lý, qua những danh nhân dân tộc Hoàng Thái Hậu Từ Dụ, Vua Tự Đức, danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm. Một phần thưởng vinh hạnh cho cá nhân, xin cảm ơn các tiền bối đã dẫn dắt.
(Người nghiên cứu, NĐT, 21-6-2024, vui chung ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam)