Phần này chúng ta nhìn sâu vào bức tranh Con Nghé Quả Thực, 1957, đang trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam, 1953-1955, những hậu quả khắc sâu về tinh thần bởi Cải cách Ruộng đất, những dấu vết chứng minh hậu quả rất khó tìm thấy, thật may hội họa là nơi còn ghi dấu. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã có một tác phẩm, kể lại chính mình - một người mang vết thương tinh thần.
Cha của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là cụ Nguyễn Tư Tái, đỗ Phó bảng, cùng cụ Nguyễn Sính Sắc, cha chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ lên Huế làm quan, rồi từ quan, về quê, chiêu mộ nông dân, lập ấp, dựng cơ nghiệp. Cụ là người rất thạo đông y và đã làm cả nghề đông y, và sau này họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm cũng được kế thừa kiến thức đông y này. Nhờ có cha mẹ, cậu bé Nguyễn Tư Nghiêm mới được học hành tới nơi, tới chốn.
Trong các cuộc xuống đường, đấu tranh chống áp bức của địa chủ, quan lại, thực dân Pháp có cả gia đình cụ Nguyễn Tư Tái. Giương cờ biểu tình ở Nam Đàn, Nghệ An của nông dân, cụ Nghiêm và gia đình xuống đường mạnh mẽ, theo lời kể của cụ Nguyễn Bá Đạm, 101 tuổi, bạn cùng thời với cụ Nguyễn Tư Nghiêm. Khi cuộc Cải cách Ruộng đất diễn ra, cụ đang đi theo cách mạng trên chiến khu Việt Bắc để chống Pháp. Họ bắt ép họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, phải li khai chính mẹ đẻ mình, bởi bà cụ bị qui kết là thành phần địa chủ. Họa sĩ Nguyễn Tư đã cự tuyệt, tới mức giả điên, bị đưa vào nhà thương điên. Trong một câu chuyện do họa sĩ Nguyễn Thị Hiền con nhà văn Kim Lân, khi đó chỉ là cô bé, đã kể lại rằng, cụ Mai Văn Hiến đã thuyết phục cụ Nguyễn Tư Nghiêm, rời nhà thương điên, về sống trên đồi cao, cùng gia đình họa sĩ Mai Văn Hiến, nhà văn Kim Lân.
 
Trích đoạn tác phẩm Con Nghé Quả Thực, sơn mài, 1957, thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
 
 
Người nghiên cứu Nguyễn Đức Tiến, có nhiều dịp trao đổi về họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm với nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm,101 tuổi. Và đã được biết, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm luôn mang trong mình nỗi buồn, do thời cuộc gây ra cho cụ và gia đình. Cụ đã đặt nỗi buồn khắc sâu đó vào nhiều tác phẩm, trong đó có tác phẩm Con Nghé Quả Thực năm 1957.
Theo nghiên cứu riêng của nhà sưu tập Nguyễn Đức Tiến, thông qua các tư liệu như tranh ký hoạ, nhân vật sống gần gũi họa sĩ, tranh trong bảo tàng và tranh khác ở bộ sưu tập tư nhân, thì có thể suy luận rõ nét hơn. Danh hoạ đặt NỖI BUỒN vào một nhân vật, CÔ BÉ ở góc phải, dưới cùng. Cô bé là hiện thân cho chính Nguyễn Tư Nghiêm, biểu hiện cho nỗi niềm của chính cuộc đời họa sĩ, sự bất lực trước sóng gió thời cuộc. Ông giống một đứa trẻ, không có sức mạnh phản kháng, chỉ biết giận chính bản thân mình, bằng những cử chỉ, ánh mắt, ngón chân miết vào đất, bàn tay bấu chặt,...

 

Ký hoạ sớm nhất 1955, và duy nhất, thuộc bộ sưu tập Nguyễn Đức Tiến
Bức ký họa trên, từng thuộc về một cô gái, kề cận họa sĩ cuối thập niên 1970. Cô được họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm hướng dẫn, có thể gọi là "học trò", người được cụ Nguyễn Tư Nghiêm hướng dẫn, trước khi được nhận vào làm việc tại một cơ quan về Mĩ thuật cuối thập niên 1970s đầu 1980s. Cô gái đó, giờ hơn 60 tuổi, chia sẻ, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm chỉ có một bức ký hoạ duy nhất, vẽ cô bé, con địa chủ, vẽ năm 1955, tại Mễ Xá, địa danh vùng Trung Du, Bắc Bộ, nơi diễn ra Cải cách ruộng đất mà chính họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm phải tham gia. Bức ký họa này, được họa sĩ tặng cho cô học trò, trước khi chia tay. Cô học trò đã mang theo bức ký họa suốt cuộc đời làm việc, về hưu, rồi mới chuyển giao cho người nghiên cứu vào năm 2021, cho người sưu tập tranh Nguyễn Đức Tiến.

Trích đoạn bản phác thảo Con Nghé Quả Thực 1960s,  thuộc Bảo tàng Đức Minh.
Theo lời kể của nhà sưu tập Bùi Quốc Chí con cụ Bùi Đình Thản - Đức Minh, thì đầu thập niên 1960s, cụ Đức Minh đã đặt cụ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ một tác phẩm Con Nghé Quả Thực, chất liệu sơn mài, khổ rất lớn, hàng mét vuông. Bức tranh đẹp, với bố cục khác đi, với góc đứng của CÔ BÉ khác đi, và ở đó NỖI BUỒN vơi đi. Ghi nhớ cụ Nguyễn Tư Nghiêm đã xin ra khỏi Đảng thời gian này. Dường như có sự đồng cảm sâu sắc giữa các Cụ Nguyễn Tư Nghiêm và cụ Đức Minh. Cụ Đức Minh dù không sống ở nông thôn, nhưng vướng vào Cải tạo Tư sản, đã phải hiến đi biết bao sản nghiệp để có thể giữ gìn gia đình và bản thân. Những giá trị lịch sử của tác phẩm, cũng là sự trung thực với chính mình, điều làm nên một tinh thần, lối sống Nguyễn Tư Nghiêm.
Giá trị lịch sử và mỹ thuật của tác phẩm, không còn là lời nói đãi bôi, thị trường mĩ thuật đỉnh cao đã có thước đo. Bức tranh sơn mài đã được một nhà sưu tập nước ngoài, sống ở Việt Nam, người có khả năng thẩm mỹ rất tinh quái, cùng tiềm lực cực lớn sưu tập, cách nay 3 năm (tin đồn thị trường là 1 triệu đô la Mĩ).
Trước khi vẽ bức tranh sơn mài, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ bằng chất liệu bột màu, có kích thước 1:1 với tranh sơn sơn mài. Đây là một tác phẩm bột màu hoàn thiện. Theo thông tin người nghiên cứu có được, bức tranh bột màu này, được giới sưu tập định giá từ 300 ngàn đô la Mĩ, khi tiếp cận trao đổi với người sở hữu hiện tại. Cũng tin từ thị trường, một bức tranh bột màu khổ lớn của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, từng được giao dịch ở Hà Nội, với mức giá kỷ lục 200 ngàn đô la Mĩ.
(Cát Khánh viết lại theo FB nhà sưu tập NĐT, 10/2023)