ÁNH SÁNG
Hoạ sĩ vốn nhạy cảm ánh sáng hơn người thường, và khi anh theo Thiền định, nhạy cảm chuyển thành dải màu tâm thức. Người tập thiền thường nói rằng họ thấy ánh sáng rực rỡ hoặc mềm mại xuất hiện bên trong tâm trí khi đạt đến trạng thái thiền sâu.
(Ảnh: Một tác phẩm Ánh Sáng, bột màu trên giấy xuyến chỉ của hoạ sĩ Bùi Minh Dũng)
Thiền trên đỉnh Tam Đảo, ở khoảnh khắc nhận thức ánh sáng thiên nhiên sắp lan toả, một cảm giác bình an, an lạc và sự hiện diện của một năng lượng tinh khiết. Bước trở vào studio, với mực trên tấm giấy xuyến chỉ, hoạ sĩ lưu lại thứ ánh sáng tuyệt diệu.Thứ ánh sáng trên bức vẽ, giúp họ cảm thấy được kết nối với một điều gì đó lớn lao và vượt qua sự hiểu biết thông thường.
Để rồi khi thiền định bên biển, những ồn ào được gột rửa, họ lọc lại sự tĩnh lặng, cảm xúc phiền muộn tan biến, ánh sáng trên sóng giờ như những thước phim câm của những dải màu ban sơ như đứa trẻ lần đầu chạm mắt ánh sáng nhảy múa trên những con sóng.
Hoạ sĩ Bùi Minh Dũng, là người như thế, sinh năm 1960, lớn lên trong phố cổ Hà Nội. Học đại học Mỹ thuật. Năm 1984 anh gửi tác phẩm đi triển lãm tại Tây Đức và được trao giải chính thức cho tác phẩm đồ hoạ. Sau đó anh giành giải đồ hoạ cho một tác phẩm khác từ Hội Mỹ thuật Việt Nam. Từ đó đến nay, tranh anh tham gia hơn chục triển lãm tại nước ngoài và trong nước.
(Ảnh: Một thanh niên nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lựa chọn những màu sắc và lý giải tại sao thích, bên cạnh hoạ sĩ Bùi Minh Dũng)
THIỀN ĐỊNH & ÁNH SÁNG & HỘI HOẠ
Theo các nghiên cứu, khi thiền sâu, hoạt động của não bộ thay đổi, có thể dẫn đến việc người tập thiền thấy ánh sáng rực rỡ hoặc các hiện tượng ánh sáng khác.
Nghiên cứu sinh học cho thấy rằng thiền có thể làm thay đổi cách mà con người nhận thức và phản ứng với ánh sáng. Những thay đổi này bao gồm tăng cường nhận thức thị giác, thay đổi hoạt động của não bộ, giảm căng thẳng thị giác.
Khi chúng ta nhìn vào các tác phẩm trong se-ri Ánh Sáng của hoạ sĩ Bùi Minh Dũng, sẽ có cảm giác được truyền dẫn sự êm đềm của màu sắc. Thứ màu sắc toả ra ánh sáng của thiên nhiên nhẹ nhàng an lạc.
SÓNG ANPHA & GAMMA CẢI THIỆN NÃO BỘ
Các nghiên cứu bằng điện não đồ cho thấy thiền có thể tăng cường hoạt động của sóng alpha, liên quan đến trạng thái thư giãn và nhận thức rõ ràng. Sóng alpha giúp cải thiện khả năng xử lý thị giác và tăng cường nhận thức về ánh sáng.
Một số nghiên cứu cũng phát hiện rằng thiền sâu có thể tăng cường hoạt động của sóng gamma, liên quan đến khả năng tập trung cao độ và nhận thức toàn diện. Sóng gamma có thể giúp cải thiện cách mà não bộ xử lý thông tin thị giác, bao gồm ánh sáng.
Và khi nhìn vào se-ri tranh Ánh Sáng, lý giải được tại sao có trạng thái thư giãn, bởi do người hoạ sĩ đã nhận thức được thứ ánh sáng có màu sắc đó, đặt vào tranh.
Còn hơn thế, cái cảm giác trống rỗng, mắt chỉ muốn hướng vào những dải màu hồng, vẩy màu lam, vàng nhẹ, đỏ,… trên tranh, đã kéo sự tập trung của não bộ người xem, vào trạng thái vui tươi thiền định.
(Ảnh: Phiên bản giới hạn có bản quyền từ tác phẩm Ánh Sáng, bột màu trên giấy xuyến chỉ, hoạ sĩ Bùi Minh Dũng, được bày bán tại Vintage 1976 Coffee tại Trúc Bạch, Tây Hồ)
LIÊN TƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
Trong Phật giáo, ánh sáng thường được coi là biểu hiện của sự giác ngộ và trí tuệ của Phật. Các hình tượng Phật thường được miêu tả với hào quang ánh sáng xung quanh, tượng trưng cho sự giác ngộ toàn diện.
Trong Hindu giáo, ánh sáng cũng là biểu tượng của Brahman, nguồn năng lượng vũ trụ tối thượng. Ánh sáng được liên kết với sự thanh tịnh và sự giác ngộ của các vị thánh và yogi.
(Art Dealer – Philip Nguyễn Đức Tiến, cựu học viên Sotheby’s Institute of Art, New York, 2013, CTV Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam, người được hoạ sĩ uỷ thác giao dịch Phiên bản có tác quyền se-ri Ánh Sáng)