Đi tìm danh hoạ dân tộc qua SỰ MINH TRIẾT ĐẠO GIÁO
Chữ THỌ là một trong hai biểu tượng đặc trưng của Đạo giáo. Giới tri thức và quan lại thì tinh thần triết học Trang Tử - triết gia, tác gia Đạo giáo có ảnh hưởng cực kỳ to lớn. Đạo giáo luôn chú ý tới cái hư tĩnh, trống rỗng, hướng tầm mắt con người tới cái cái vô vi, tiêu dao của Đại Đạo.
Đạo giáo vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, cực thịnh ở thời Nguyễn. Đạo giáo đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ đồ của các chúa Nguyễn. “Ngay cả khi nhà nhà Nguyễn thành lập vào năm 1802, Vua Gia Long (hậu duệ các chúa Nguyễn), Nho giáo quay trở lại vũ đài chính trị, thì Đạo giáo vẫn giữ một vai trò rất đặc biệt trong đời sống văn hoá Việt Nam” (TS. Trần Hậu Yên Thế).
Hình ảnh đầu rồng miệng ngậm chữ Thọ, có nhiều ý nghĩa biểu tượng, mà ý nghĩa đặc trưng nhất là Trường Thọ. Ý nguyện của Đạo giáo, đặc biệt là Đạo giáo dân gian, thì ý nguyễn trường sinh bất lão thì chữ Thọ là biểu tượng tiêu biểu. Mỹ thuật Đạo giáo với vô số tranh tượng góp phần thúc đẩy giáo lý Đạo giáo, cho việc thực hành các nghi lễ. Cảnh giới thân tiên với ước mơ trường sinh bất tử không chỉ xuất hiện ở các cung điện mà từ lâu đi vào các dòng tranh dân gian Việt lan tỏa, thấm sâu vào chốn làng quê.
Khi Đạo giáo được coi trọng, thì những qui tắc sử dụng biểu tượng cao nhất của Đạo giáo đã được ban hành chi tiết tỉ mỉ trong triều đình, Hoàng tộc cho tới Nghi lễ nơi thờ tự tín ngưỡng, cho tới từng làng quê, đã được Nội Các Triều Nguyễn ban hành trong Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ năm 1868.
Ví như mẹ Vua, người là Mẫu nghi thiên hạ, cũng mới được phép thêu 5 thể chữ Thọ trên áo hai màu Đỏ, Vàng. Trong hoàng cung mới được dùng chữ Thọ. Quan, dân không được dùng cho bản thân, ngoài những mục đích nơi thực hành các tín ngưỡng thờ tụng thần linh nơi đình làng, chùa, miếu…
BIỂU TƯỢNG THẦN LINH UY QUYỀN TUYỆT ĐỈNH
Vì Đạo giáo dân gian rộng khắp, người Việt mong muốn nắm được những tinh hoa giáo lý để thay đổi cuộc đời, tinh thần hướng đến thế giới thần tiên mong được thế lực thần linh có uy lực tuyệt đỉnh che trở, thì biểu tượng đầu con rồng ngậm chữ Thọ, mà theo các nhà nghiên cứu, lại là một biến thể khác của con vật khác, ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ, hình dáng giống rồng, ngậm chữ Thọ, biểu tượng trường sinh bất lão, được dân gian đưa vào những nơi tôn nghiêm, sang quí nhất, mà không sợ bị phạm vào qui tắc của triều đình.
Ông ngựa trắng - Con bạch mã là một đồ rước trong nghi lễ đình làng Việt. Hình tượng bạch mã là một đồ rước trong nghi lễ đình làng Việt. Bạch mã thể hiện sự thanh khiết vô cùng, giống sự hư tĩnh, trống rỗng, của Đạo giáo, giống cảnh thần tiên bay trong mây trắng.
Bạch – màu trắng, một màu mà không phải màu theo lý thuyết màu của chính các nhà nghiên cứu là danh hoạ thế giới như Kandinsky, như Mark Rothoko, như nhà triết học Goethe người Đức, nó là tổng hoà của tất cả, trong nó có cái có và có cái không,
Trên thân bạch mã khoác bộ yên cương thêu Hổ phù – Long hàm thọ (La Hầu) bẳng hai màu Vàng, Đỏ sang quí nhất dành cho Vua và Hoàng tộc, theo qui định của triều đình, họ những người được coi là Thiên tử, con cháu của Trời, tức sánh ngang với thần linh. Biểu tượng bạch mã khoác trên mình biểu tượng Hổ phù – Long hàm thọ hay La Hầu khẳng định thần linh có quyền uy tột đỉnh, sự minh triết của trí tuệ và nhận được lòng tôn kính của thần, dân.
(CÒN TIẾP)
Các tài liệu tham khảo:
- Nội các triều Nguyễn Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ. t.g. Triều Nguyễn ban hành năm Mậu Thìn 1868;
- Đình làng Việt (Châu thổ Bắc bộ). t.g Trần Lâm Biền;
- Đi tìm Khuôn Mặt La Hầu.t.g Trần Hậu Yên Thế;
- Kandinsky Về cái tinh thần trong nghệ thuật;
- Mark Rothoko Hiện thực của hoạ sĩ;
- Tạp chí Mỹ thuật số 1-2/2024;
Nguồn ảnh: Sách Trần Lâm Biền, Trần Hậu Yên Thế, Internet.
Người nghiên cứu Nguyễn Đức Tiến, HN, 25/4/2024