Sinh năm 1949 tại Huế.
Tốt nghiệp đại học mỹ thuật Hà Nội khóa 1975-1979.
Tham gia các triển lãm mỹ thuật trong nước và ngoài nước như Ấn Độ, Bulgaria, Tiệp Khắc.
Có tác phẩm bay tại viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam và sưu tập nghệ thuật của hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam và các tư nhân
Tranh của họa sĩ lê Trực Sơn đã thu hút sự chú ý của giới nghệ thuật tạo hình và công chúng. Bài thi tốt nghiệp Đi Cấy, sơn mài, của anh có thể nói là bức tranh đẹp vì bố cục lạ, những câu thợ cấy được sắp xếp theo một chiều dọc của tranh. Màu xanh của mạ, màu nâu, đen của quần áo các cô thợ cấy được chuyển rất nhuần nhuyễn tạo nên nhịp điệu trong tranh.
Tranh anh thường xuyên có mặt ở các triển lãm. Năm 1985 tác phẩm Sợ Dây Diều, sơn dầu, và Quê Ngoại, sơn mài, tham gia triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Năm 1987 tác phẩm Quê Ngoại, sơn dầu tham gia triển lãm quốc tế lần đầu tiên tổ chức ở Hà Nội. Gần đây nhất là triển lãm trẻ toàn quốc lần thứ ba, anh có hai tác phẩm tham dự cùng tên là Kiều, vẽ trên giấy gió và trên lụa.
Đề tài mà Lý Trực Sơn ưa thích là phong cảnh, tĩnh vật, phụ nữ, mẹ con. Anh vẽ nhiều trên mọi chất liệu từ sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu. Cùng một đề tài có khi đã vẽ sơn dầu xong anh lại chuyển sang xin mài. Anh ký họa nhiều nhưng khi làm tranh to không sắp xếp lại những ký họa sẵn có và không sử dụng vào tranh bởi vì với anh ký họa để thuộc người thuộc cảnh.Như nhiều họa sĩ khác Lý Trực Sơn tự tạo cho mình cách làm việc thích hợp. Với một ý đồ có sẵn, anh chủ yếu vẽ trực tiếp, vừa vẽ vừa sửa cho đến khi đạt hiệu quả đúng ý mình. Đó cũng là điều dễ hiểu tại sao lý trực Sơn ham ký họa anh vẽ nhiều nhưng không tự bằng lòng với sáng tác của mình, khắt khe nghiêm túc với mình nên theo anh những bức đạt thì ít.
Tranh của Lý Trực Sơn hồn nhiên có dáng dấp cổ, hình sắc là dễ đạt tới cái tình. Trong nghệ thuật Lý Trực Sơn dường như đang đi tìm cho mình một cái đích mà chưa tới. Nhìn chung tranh của Lý Trực Sơn tình cảm và mang vẻ buồn man mác rất thôn quê. Xem tranh anh ta có cảm tưởng gần giống như khi đọc một bài thơ hay xem xong một cuốn truyện hoặc một bộ phim mà kết thúc, còn để mở, người xem tự làm cho mình một cái kết nào mình thích.
Nếu tính từ ngày bước chân vào trường mỹ thuật đến nay Lý trực Sơn đã có hơn 20 năm trong nghề vẽ và bản thân anh lúc là học sinh lúc là thầy giáo. Với sức sáng tác đang dồi dào, hy vọng rằng chúng ta sẽ xem được thêm nhiều tác phẩm nữa của anh.
(Bài viết trên được chép từ bài viết của tác giả Mai Ngọc Oanh, đăng trên Tạp chí Mỹ thuật của Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, số 4/1988)
(Cát Khánh, 1/2024)