Nghiên Cứu Dê của Picasso và Dê của Nguyễn Tư Nghiêm xem gặp nhau ở điểm nào? 

Theo quan điểm của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, khi trả lời phỏng vấn về việc khai thác nghệ thuật lập thể của Picass, ông đã trả lời rằng xuất phát điểm của họ khác nhau, nhưng đã gặp nhau ở cùng một điểm. Ghi nhận tư đầu thập niên 1990, Nguyễn Tư Nghiêm ngừng nghiên cứu lập thế, ông đã nói.
 
Người nghiên cứu sẽ tham chiếu vào quá trình hình thành nên tác phẩm Dê của Picasso, để hiểu tinh thần của Nguyễn Tư Nghiêm trong sáng tạo các tác phẩm vẽ Gia ĐÌnh Dê theo lối lập thể Châu Âu.


Gia Đình Dê, lập thể, 1985, Nguyễn Tư Nghiêm, thuộc nhà sưu tập, người nghiên cứu Nguyễn Đức Tiến, Hà Nội.

TÌM KHỞI NGUỒN TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC DÊ CỦA PICASSO 1940s

Mối tình giữa Picasso và Françoise Gilot bắt đầu ở Paris vào mùa xuân năm 1943 - Picasso 61 tuổi và Gilot vừa tròn 21. Tâm lý giai đoạn này của ông, đã lấy đà cho tác phẩm tượng bằng đồng lấy tên “Nàng Dê” - một con dê cái đang mang thai - một gia đình. Thực tế 10 năm chung sống nàng sinh cho Picasso 2 người con. 
 
 

 

Lịch sử sáng tạo ghi nhận, từ 1906, Picasso đã vẽ Dê với ảnh hưởng của nghệ thuật, điêu khắc Cổ điển và của Gô-Ganh, Ingres, thể hiện qua bức tranh Cô Gái và Con Dê. 


Girl with a Goat (La jeune fille à la chèvre)

Năm 1945, kết thúc chiến tranh thế giới Picasso vui mừng, bờ biển địa trung hải trở lại bình yên cùng nắng và gió. Con người tự do, Picasso vẽ những người khỏa thân nhảy múa, thổi sáo. Người đàn ông trong hình bóng con dê. Người đàn bà như phấn khích, phóng túng đầy tính dục trước âm vang của cây sáo.

  

 

 

Faune flûtiste et danseuse à la maraca et au tambourin


Năm 1946, ghi nhận Picasso vẽ một hình người trên đầu có sừng dê, chân là chân dê, đang thổi sáo. (tranh nay thuộc Sothebys).


 
 
Satire jouant de la flûte, 1946
 
 Ngay từ những năm 1936, Piacasso liên tục phát triển tư duy thẩm mỹ về gợi cảm, nhục dục, tình ái, bằng những bức vẽ vừa đậm chất sử thi cổ điển, vừa đậm chất hiện đại, ví như tác phẩm  Faune dévoilant une femme.
 




Để rồi, sau cuộc chiến tranh thế giới, Picasso đã vô cùng vui mừng, vẽ một tác phẩm nhảy múa bên bờ biển, với người đàn ông hình dạng con dê đang thổi sáo, người đàn bà vặn mình đầy khêu gợi nhục dục và tính dục. 


 
 
Musicien, nymphe à la chèvre et danseuse au tambourin
 
 
Ngắm tác phẩm, làm ta liên tưởng tới một đối thủ trường phái Dã thú của Picasso là Matisse từng vẽ từ năm 1906, một bức tranh mô tả những thiếu nữ tắm khỏa thân và cả một đôi trai gái đang yêu nhau, và có cả những thiếu nữ khỏa thân đang thổi sáo…

 
 
Henri Matisse, Bonheur de Vivre (Joy of Life), 1905-06
 
Đề tài với phối cảnh Đàn Ông Hình Dạng Dê, Thổi Sáo, Đàn Bà còn được Picasso phát triển tới thập niên 1950-60. Đỉnh cao ghi nhận nhất vẫn là tác phẩm điêu khắc Dê Cái bằng đồng, khi ông ở giai đoạn khởi đầu một mối quan hệ với người tình 10 năm Gilot. Hãy nhớ rằng Dê Cái.
 

 
 
Trong văn hóa thế giới cổ đại từ Ấn Độ, Trung Hoa, Đức cổ, Hy Lạp, La Mã…dê cái đã biểu tượng cho TÍNH THẤT THƯỜNG, ĐỒNG BÓNG và Picasso ở cái nôi văn hóa thế giới chắc chắn thấm nhuần ý nghĩa biểu tượng.Thấy rõ, hai chiếu vú dê được Picasso khuyếch đại, thì hãy nhớ thần Zớt – Zeus vĩ đại, chúa tể các vị thần, khi sinh ra, đã bú sữa con dê cái Amalthée, vậy nên bầu vú và sữa là biểu tưỡng nhũ mẫu của thần linh, thì Dê Cái còn có thêm biểu tượng nữa là cả ý niệm về những ân huệ cho không, không lường trước được của thần linh.
 
 
DÊ ĐỰC trong văn hóa cổ là biểu trưng cho năng lực sinh sản, sức sống, năng lượng dục tình và sự phồn thực. Và chúng ta đã nhìn thấy những thân hình đàn ông mang dáng dấp dê của Picasso từ thập niên 1930 cuồn cuộn năng lượng. Tuy nhiên có một điều là Dê Đực lại có bản tính đêm và thái âm, nên trở thành vật hiến tế cho thần. Thậm chí Dê Đực còn là biểu tượng của sự dâm ô, xấu, nên thời Trung Cổ, Ai Cập cổ đại, Ailen coi là phe xấu trong các bài học đạo đức. Ở chiều tích cực, Dê Đực lại là con vật chấp nhận hứng chịu tất cả các tai ương, xúi quẩy thay cho cộng đồng, nên nó lại không bao giờ bị đánh đập.Nhưng đối lập với Châu Âu Kito giáo, Ấn Độ theo đạo Vệ Đà lại coi DÊ ĐỰC là Thái Dương, biểu tượng của lửa sinh sản, lửa hiến sinh mà từ đó nảy sinh sự sống, cuộc đời mới và thánh thiện, với ba tính chất nguyên thủy của vạn vật, nó được quy định là ba màu Đỏ, Trắng và Đen.
 
 
(Còn tiếp)
 
(Cát Khánh, 11/2023)