ÔNG GIÓNG 1972 sự cách tân nghệ thuật mới trên tinh thần dân tộc


 
Cụ Nguyễn Tư Nghiêm đã đạt tới và trao lại vấn đề ĐƯƠNG ĐẠI thời cụ sống, để hôm nay mang giá trị LỊCH SỬ, MỸ THUẬT (*), là hai trong ba giá trị tối thượng của tác phẩm theo lý thuyết của Kandisky.
 
Bên trong tác phẩm hàm chứa các kiến thức thuộc vốn văn hóa cổ dân tộc và phương Đông vào tác phẩm, cụ thể là sự tương ứng giữa đường nét với ngũ hành và tâm sinh lý con người. Cụ thể là các ÔNG GIÓNG khác, mà ở đó Cụ áp dụng những mô – típ mang hình khối chắc chắn là Chữ nhật, Vuông, Tròn, Tam Giác. Tại tác phẩm này chúng ta chỉ có thể tìm kiếm ý nghĩa tranh qua các ĐƯỜNG NÉT:
 
1. Từ đỉnh xuống, NÉT đoạn tre UỐN NGỬA đem lại cảm giác về sự chống trả, một sức mạnh bị đè nén. 1972 một giai đoạn lịch sử chống trả khốc liệt.
- UỐN NGỬA đại diện cho hành MỘC, mộc sinh hỏa, rõ ràng một hàm ý về hỏa bao phủ tầng cao nhất (bầu trời), lại càng phù hợp với năm 1972, B52 trên bầu trời Hà Nội.
 
 
 
2. Những đường nét cong tròn như mặt trăng non, như đứa trẻ ưỡn người giơ tay chờ mẹ bế, đường cong bờ mép của nụ cười, dáng người nhảy cong lên vui mừng. Ở tranh ta thấy:
- NÉT CONG kéo dài từ đỉnh đầu NGỰA GIÓNG tới hết cổ ngựa, màu đỏ rực.
- NÉT CONG ôm lấy bụng NGỰA GIÓNG màu cam, đỏ.
- NÉT CONG bo cả bờ mông NGỰA GIÓNG xuống tới vó ngựa.
- NÉT CONG đại diện cho niềm vui, nụ cười đại diện cho hành HỎA.
 
 
 
 
 
3. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã nối mạch từ Cao xuống Trung, từ Mộc sang Hỏa, từ sự bị Áp chế thành Niềm vui.
- Một kiến trúc mỹ thuật, vô thức kết nối nội cảm của người thưởng lãm, theo vận động của tự nhiên. Chiêu thức thượng đẳng về dùng tri thức cổ với đương đại.
- Và phải chăng đó là dự cảm của cụ Nguyễn Tư Nghiêm về một niềm vui sẽ sinh ra từ bầu trời.
 
 
4. Tầm trung, VÓ SAU NGỰA GIÓNG là nét NGANG thẳng kỳ lạ, đi đúng ngang tầm mắt người xem.
 
 
- Dễ liên tưởng tới một đoạn đường, sự bằng phẳng, một nếp môi ngay ngắn, một ánh mắt lim dim mơ màng, biểu thị sự đều đều, yên tĩnh hay tâm trạng lo lắng. Do vậy nét THẲNG quy vào hành THỔ.
-  Phía trên nét THẲNG là THỔ sinh ra NGỰA GIÓNG – màu TRẮNG đại diện hành KIM.
- Một thông điệp hết sức rõ ràng, trên mặt đất, sẽ là những chú NGỰA GIÓNG hành KIM mang tính truyền thuyết lại một lần nữa xuất hiện, như bối cảnh lịch sử chống máy bay Mỹ bắn phá tại Hà Nội.
 
5. Hai VÓ TRƯỚC NGỰA GIÓNG là hình nét MÓC CÂU, biểu hiện như con rắn nằm cuộn, lưỡi móc câu, bàn tay co rúm, đều là biểu hiện của cảm xúc buồn rầu, quy vào hành KIM.
 
 
- Tác phẩm đã tái hiện hiện thực, thẳng thắn bày tỏ, nỗi sợ với bom đạn hàng ngày, cái thứ hành KIM gây ám ảnh cho cả NGỰA GIÓNG. Một minh chứng cho tính đương đại, rất lịch sử, không ảo tưởng ở tác phẩm.
 
6. Thêm hình bóng mờ NGỰA GIÓNG thứ 2, màu NÂU ĐEN, ẩn hiện bên NGỰA GIÓNG màu TRẮNG.
 
 
- Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm một lần nữa xác nhận "chép lại vốn cổ" khi ông khai thác mô típ 2 con ngựa đối đầu từ điêu khắc đình làng.
- Tác phẩm đã sơ đồ hóa, kiến trúc hóa hình tượng theo lối theo mỹ thuật Hiện đại, từ đó dẫn dắt thái độ người thưởng lãm tới thực tại lịch sử. Tất cả thể hiện sự uyên thâm cực kỳ của Cụ.
 
Sau cùng, tác phẩm ÔNG GIÓNG là nhằm đến những mục tiêu cách tân nghệ thuật mới trên tinh thần dân tộc.
 
Ảnh chụp tranh thuộc bộ sưu tập tư nhân Hà Nội.

Cát Khánh, 10/2023)