Trích đoạn tranh h.s Lưu Công Nhân, màu nước trên giấy dó, tranh thuộc nhà sưu tập Hà Nội.
 
Hôm rồi, một người môi giới tranh, mang một bộ hơn chục bức tranh của họa sĩ Lưu Công Nhân tới giới thiệu cho một nhà sưu tập độ tuổi ngoài 60.
Trước mắt khoảng 5-6 nhà sưu tập, người môi giới, lấy tranh ra từ trong chiếc cặp lớn, nhìn chiếc cặp đựng tranh, cũng thấy độ chuyên nghiệp. Từng tấm tranh chưa từng vào khung, nguyên vẹn, được trải trên mặt bàn. Các con mắt đổ dồn vào những bức tranh vẽ thiếu nữ Nude, Phong cảnh.
Hầu hết các nhà sưu tập đều đã có tranh Lưu Công Nhân, nhưng tranh mà họ có thì lại chưa có giai đoạn 1980-1990, tức là lúc Lưu Công Nhân về miền Bắc sống và vẽ.
 
 
 
Trích đoạn tranh h.s Lưu Công Nhân, màu nước trên giấy dó, tranh thuộc nhà sưu tập Hà Nội
 
Con mắt sành sỏi của nhà sưu tập lớn tuổi, nhìn ngay vào bức tranh thuốc nước trên giấy dó, vẽ cảnh Con trâu và Người nông dân. Hình ảnh này đã đi vào nhận thức từ lâu rồi, với giới sưu tập tranh, giới nghiên cứu, phê bình, bảo tàng. Vì Lưu Công Nhân đã thành danh với hình ảnh này, bản thân ông vẽ đi vẽ lại nông dân và trâu cày hàng nhiều thập kỷ.
 
 Người viết bài này phỏng vấn người môi giới sau đó vài hôm, anh chia sẻ sâu hơn, bức tranh này đã được người sưu tập lớn tuổi đó mua luôn rồi, dù rằng anh chưa hề nói rằng, năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc, trong 300 tranh triển lãm, do họa sĩ Trần Văn Cẩn làm trưởng ban Tổ chức, Lưu Công Nhân của họa sĩ khóa Kháng chiến của thầy Tô Ngọc Vân, đã giành giải 3 với bức tranh Chống Rét Cho Trâu Bò. Và việc nhà sưu tập bổ sung thêm tranh này vào danh mục của ông ấy, đã thể hiện ông là người có gu sưu tập.
 
Bức tranh thứ hai được sưu tập là cảnh cổng làng ở nông thôn. “Một bút pháp dung dị, trong trẻo”, người môi giới nói vậy. Anh nói tiếp, “sau hơn 30 năm, Lưu Công Nhân đã vượt lên được những lời nhận xét của các thầy khóa Kháng chiến với Lưu Công Nhân, rằng, “Lưu Công Nhân thì nhìn bằng con mắt tạo plastique (tạo hình), có beauté grecque, không chú ý biểu hiện mà chỉ cần nét đẹp thuần túy”,.. đã tiến bộ, gần sự sống, có souffle de vie (hơi thở cuộc sống),..””.
 
 
Trích đọan tranh h.s Lưu Công Nhân, màu nước trên giấy dó, tranh thuộc nhà sưu tập Hà Nội.
 
Sau phong cảnh, thì tranh Nude của Lưu Công Nhân được nhà sưu tập cao tuổi đưa vào danh mục. “Thiếu nữ, mà ở trong đó, Lưu Công Nhân gán cho sự sống”, người môi giới nói tiếp. “Khi còn đi học, 1950-1954, Lưu Công Nhân có phong cách vẽ không đi sâu vào tả chân, hình của ông là những nét đơn, nên dễ sa vào cái mà các thầy khóa Kháng chiến đã nhận xét “không dứt khoát, ít sinh chất (sinh khí)”. Nhưng cũng ngay tại thời khắc ấy, các Thầy công nhận, tranh Lưu Công Nhân “NÉT MẶT CÓ TÌNH CẢM, BỨC HÌNH CÓ TÍNH CHẤT, ĐẬM NHẠT KHÉO, ĐÚNG”.
 
 
Trích đoạn tranh h.s Lưu Công Nhân, màu nước trên giấy dó, tranh thuộc người môi giới - nhà sưu tập Hà Nội.
 
Chúng ta cùng ngắm bức Nude đã được giao dịch, trực giác cho chúng ta cái cảm giác, hơi thở, mạch máu phía sau bầu vú mềm mại, nét ưu tư, có phần buông lơi, mà quả quyết, một tâm lý đa sắc thái. Vậy là Lưu Công Nhân đã để lại một bức vẽ có sự sống, có tâm hồn, điều mà ông đã được các Thầy nhắn dạy từ chiến khu Việt Bắc.
 
Người môi giới không tiết lộ đã bán được bao nhiêu tranh Lưu Công Nhân, nhưng anh chia sẻ, làm nghề không chỉ kiếm tiền, mà cần phải biết đầu tư tranh để khẳng định tầm vóc của nghề môi giới. Anh dùng chính tiền môi giới và sưu tập cho mình một bức tranh phong cảnh và một bức nude. Chúng ta cùng ngắm hai bức tranh, sự tài hoa của công tử Lưu Công Nhân, đã để lại những bức tranh bay bổng, lãng đãng, có sự khúc triết trong thẩm mỹ, có ngôn ngữ của tự do giao hoan cùng những gì thiên nhiên tạo hóa,….
 
 
 
Trích đoạn tranh h.s Lưu Công Nhân, màu nước trên giấy dó, tranh thuộc người môi giới - nhà sưu tập Hà Nội.
 
Về nguồn gốc, lô tranh từng được một nhà sưu tập lớn tuổi sưu tập từ họa sĩ Lưu Công Nhân, giai đoạn họa sĩ sông sơ miền Bắc. Nhà sưu tập còn lưu giữ cả những bút tích Lưu Công Nhân gửi tranh vào cổng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhờ gửi cho ông. Sau này ông cho một người con mang đi ra nước ngoài, rồi hôm nay người con lại mang về nguyên vẹn, và chia sẻ với những người sưu tập yêu thích Lưu Công Nhân.
 
Nhà sưu tập lớn tuổi có nói với người môi giới và cả những người ngắm tranh hôm đó, về những việc lùm xùm về tranh Lưu Công Nhân giữa những người con của ông ở miền Nam, cũng gây tâm lý xáo trộn cho các nhà sưu tập. Sau cùng thì vẫn là con mắt của chính nhà sưu tập và con mắt của người môi giới cùng sàng lọc, không phải ai khác. Và hơn hết, con mắt đó phải là con mắt của nhận thức thẩm mỹ mỹ thuật, trong đó cảm được, chạm được vào tinh thần sáng tạo của chính Lưu Công Nhân, cùng với các chứng cứ vật lý là tranh, là màu, là nét…
 
 
(Cát Khánh, 10/2023)