Nhiếp ảnh gia Inge Prader tái tạo lại một bức tranh của họa sĩ Gustav Klimt
Sê-ri ảnh mới của Inge Prader là sự tái tạo của các tác phẩm tiêu biểu nhất của vị họa sĩ bậc thầy người Áo Gustav Klimt, sử dụng những người mẫu thực. Những bức ảnh lộng lẫy này đã được tham gia vào sự kiện Life Ball tại Vienna, Bỉ năm nay, một sự kiện từ thiện thường niên nhằm gây quỹ ủng hộ công tác chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
“Phá vỡ những quy tắc cũ và tiến bộ hoá tính cá nhân và sự quyết tâm của bản thân là lý tưởng cốt lõi của hội hoạ sĩ ly khai Vienna(Viennese Secessionists).”-Gery Keszler, người khởi đầu sự kiện Life Ball, chia sẻ trong một bình luận về chủ đề của sự kiện vừa rồi. (Viennese Secessionists-năm 1897, một nhóm các họa sĩ Áo đã rút khỏi hiệp hội họa sĩ của Áo, và thành lập nên Vienna Secession).
Gustav Klimt, Death and Life (1916)
“Những giá trị của phong trào tiên phong này đã hình thành nên một phép ẩn dụ tuyệt vời cho sự kiện Life Ball-chiến đấu vì những bước tiến đến vấn đề sức khỏe và đối đầu, cũng như sự vượt qua những rào cản xã hội: sự cấm đoán và sự xỉ nhục...”ông Keszler nói.
Bức ảnh tái tạo lại "Death and Life"
Sê-ri ảnh của nhà nhiếp ảnh Prader được dựa trên các bức tranh đến từ thời kỳ Hoàng Kim (Golden Phase) của họa sĩ Gustav Klimt (1899-1910), trong đó, người họa sĩ sử dụng vàng lá(vàng dát mỏng), đem lại những hiệu ứng đáng kinh ngạc cho các tác phẩm. Có lẽ, tác phẩm nổi tiếng nhất trong thời kỳ này của người họa sĩ là bức “The Kiss” (1907-1908). Màu vàng cũng được sử dụng như một nguồn cảm hứng đối với Life Ball.
Gần 100 năm sau ngày người họa sĩ qua đời (1918), các tác phẩm lộng lẫy của họa sĩ Klimt tiếp tục khiến mọi người phải choáng ngợp, cụ thể là bức “Portrait of Adele Bloch-Bauer” (1907) tráng lệ của ông, chủ đề chính của buổi triển lãm tại Neue Galerie hồi mùa hè.
Portrait of Adele Bloch-Bauer” (1907)của Gustave Klimt
Bức tranh đã nổi lên gần đây trong bộ phim bom tấn của hãng phim Weinstein Company, “Woman in Gold”. Bộ phim, thủ vai gồm có nữ diễn viên Helen Mirren và nam diễn viên Ryan Reynolds, thuật lại câu chuyện có thật về bà Maria Altmann, một người phụ nữ Do Thái sống sót sau thời Đức Quốc Xã, trên hành trình đòi lại quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với bức chân dung kể trên và bốn tác phẩm khác của họa sĩ Gustav Klimt từng thuộc về người dì của bà, sau hàng thập kỷ bị Phát-xit tước đoạt.
Nhờ có “Portrait of Adele Bloch-Bauer” xuất hiện trên màn ảnh, thị trường tranh Gustav Klimt cũng từ đó mà trở nên vững chắc hơn bao giờ hết. Gustav Klimt cũng được cho vào nhóm các họa sĩ tranh trăm triệu Đô-la(Elite $100 million club) khi bức chân dung này được bán với giá $135 triệu năm 2006.
Một chi tiết của Beethoven Frieze (1901) được hiện thực hoá
Danae (1907)của Gustav Klimt và bức ảnh của Inge Prader
(H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 24/10/2015)