Một phần của Portrait of Tchaikovsky(1893) Nikolai Dmitriyevich Kuznetsov
Nga và Anh đang diễn ra một cuộc giao lưu văn hóa chưa từng có: bảo tàng National Portrait Gallery của London và bảo tàng Tretyakov Gallery của Moscow sẽ trao đổi một số các tác phẩm chân dung giá trị nhất của mình.
Đánh dấu lễ kỷ niệm thứ 160 của cả hai bảo tàng, Tretyakov sẽ gửi các bức chân dung của những nhân vật quan trọng nhất đối với nền văn hóa Nga tới London, gồm có Leo Tolstoy, Pyotr Ilyich Tchaikovsky và Modest; trong khi đó, bảo tàng National Portrait Gallery (NPG) sẽ gửi các bức tranh vẽ William Shakespeare, Mary Wollstonecraft, và Thomas Carlyle đến Moscow.
“Hai buổi triển lãm ở cả London và Moscow hình thành nên một cuộc trao đổi văn hóa quan trọng giữa cả hai bảo tàng,”-Nicholas Cullinan-giám đốc của bảo tàng NPG, London-nói. Buổi triển lãm “Russia and the Arts: The Age of Tolstoy and Tchaikovsky” sẽ mở cửa ở bảo tàng tại London ngày 17/3/2016.
Chi tiết Portrait of Modest Mussorgsky(1881) Ilya Repin
Zelfira Tregulova, giám đốc bảo tàng Tretyakov, chia sẻ rằng, cuộc trao đổi này đánh dấu “sự mở đầu của một trang sử mới xán lạn trong mối quan hệ hợp tác văn hóa giữa hai nước.”
Tầm quan trọng của cuộc trao đổi này được minh chứng bởi giá trị cũng như chất lượng của những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày. Bức chân dung nhà văn Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky của họa sĩ Vasily Perov là bức chân dung duy nhất về nhà văn này và nó được coi là báu vật quốc gia của nước Nga. Bức tranh hầu như không bao giờ được đưa ra cho các nơi khác mượn, và lần cuối nó được trưng bày công khai là ở Anh Quốc năm 1959. “Đó là tác phẩm nghệ thuật mà mọi học sinh Nga đều biết đến,”-Rosalind Blakesly, người phụ trách buổi triển lãm ở London, nói với Guardian.
Queen Elizabeth I (the "Ditchley portrait") (1592)của Marcus Gheeraerts the Young
Ban phụ trách buổi triển lãm tại NPG đã chọn sẽ nhấn mạnh các tác phẩm từ một trong số những thời kỷ quan trọng nhất của nền văn hóa của Nga- khoảng 50 trước cuộc cách mạng năm 1917. Thời điểm danh tiếng của các nhà văn như Dostoyevsky, Tolstoy hay các nhà soạn nhạc như Tchaikovsky đã vang ra khắp Phương Tây lại là lúc các họa sĩ như Ilya Repin, Mikhail Vrubel và Alexander Serov hầu như bị phớt lờ bởi sự nổi tiếng của các họa sĩ tiên phong Nga khác, điển hình là Kazimir Malevich và Wassily Kandinsky.
Song song, ban phụ trách ở bảo tàng Tretyakov đã lựa chọn các tác phẩm trong một phạm vi rộng hơn của lịch sử nước Anh, bao gồm chân dung của Charles Dickens, Isaac Newton và Charles Darwin.
Được cho là tác phẩm của họa sĩ John Taylor, William Shakespeare (1610)
Những công dân thành phố Moscow có thể trông đợi được chiêm ngưỡng các kiệt tác nghệ thuật của nước Anh bao gồm: tác phẩm mang tính hình tượng, bức “Chandos”, chân dung của nhà viết kịch đại tài Shakespeare-được quy cho họa sĩ John Taylor; bức chân dung của nữ hoàng Elizabeth I, của họa sĩ Marcus Gheeraerts (con); và bức chân dung tự họa của Joshua Reynolds.
Theo bà Blakesley, người Nga có một mối quan tâm mạnh mẽ đối với nền văn hóa Anh. Đã có một số cuộc trao đổi văn hóa giữa hai nước trước đây, nhưng có lẽ lần này là sự kiện trọng đại nhất.
(H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 31/10/2015)