pc1

Nafea Faa Ipoipo (When Will You Marry?) (1892)của Paul Gauguin

Bức tranh của danh họa Paul Gauguin, “Nafea Faa Ipoipo (when will you marry?)”, sẽ được đưa tới bảo tàng Phillips Collection tại Washington DC, Mỹ.

Tác phẩm được mệnh danh là bức tranh đắt giá nhất thế giới, được mua lại bởi bảo tàng Quatar với giá gần $300 triệu hồi tháng 2 năm nay, phá vỡ kỷ lục cũ thiết lập bởi một tác phẩm thế kỷ XIX của họa sĩ Paul Cezanne, bức “The Card Players”, có giá trị xấp xỉ $250 triệu với người bán là ông Rudolf Staechelin, cựu giám đốc của Sotheby’s sống tại Basel.

Bức “Nafea Faa Ipoipo (when will you marry?)” tới bảo tàng Phillips như một phần của triển lãm “Gauguin to Picasso: Masterworks from Switzerland, The Staechelin and Im Obersteg Collections,” được rút ra từ bộ sưu tập của Karl Im Obersteg (1883-1969) và Rudolf Staechelin (cha)(1881-1946). Cả hai người họ đều đến từ Basel và là những nhà sưu tập nghệ thuật đầy đam mê và nhiệt huyết đối với nghệ thuật trường phái ấn tượng, hậu ấn tượng và các họa sĩ thuộc School of Paris.

pc2
 

The Garden of Daubigny (1890)của Vincent van Gogh

Bên cạnh đó, cũng thuộc 60 tác phẩm sẽ xuất hiện trong buổi triển lãm là bức “The Garden of Daubigny” (1890) của họa sĩ Vincent Van Gogh; bức “Woman at the Theater/The Absinthe Drinker” (1901) của Pablo Picasso và một bộ ba tác phẩm chân dung lớn(1914) của họa sĩ Marc Chagall.

Cũng chính vì buổi triển lãm mà "Nafea Faa Ipoipo" đã được bán đi; bức Gauguin đó đã được cho bảo tàng Kunst ở Basel mượn được gần 50 năm, nhưng lại không được phép trình diễn, kể cả khi bảo tàng phải đóng cửa để tu bổ. Việc này đã vi phạm những điều khoản cho mượn của bức tranh mà trong đó, họ quy định rõ rằng bức tranh cần phải được trưng bày trước công chúng.

Staechelin đã nắm bắt cơ hội để lấy lời từ một phần của bộ sưu tập của cha ông. “Tôi luôn cố gắng để giữ lại nhiều nhất có thể, (nhưng) 90% số tài sản của chúng tôi là các bức tranh được cho treo miễn phí trong bảo tàng. Đó không phải là cách phân bố rủi ro tài chính lành mạnh.”-ông giải thích với tờ NY Times. “Đối với tôi, chúng là lịch sử và nghệ thuật của gia đình. Sog, chúng cũng là sự đề phòng và là những khoản đầu tư.”

 

pc3

Jew in Green (1914)của Marc Chagall

Mất mát của bảo tàng Kunst, ít nhất là hiện tại, lại là lợi lộc dành cho bảo tàng Phillips Collection. Buổi triển lãm sẽ đi tới Washington DC-từ bảo tàng nghệ thuật Reina Sofía, thành phố Madrid- điểm dừng duy nhất của nó trên toàn nước Mỹ. Lần ra mắt gần đây nhất của buổi triển lãm này là tại bảo tàng Beyeler Foundation ở Basel.

“Tôi vô cùng hào hứng khi có cơ hội được đưa những tác phẩm nghệ thuật quan trọng và xuất sắc như thế này đến thành phố Washington, đặc biệt là những tác phẩm không thường xuyên được đi lưu diễn.”-Dorothy Kosinki, giám đốc của bảo tàng và đồng phụ trách buổi triển lãm, chia sẻ. “Buổi triển lãm sẽ cho ta thấy sự sáng suốt của hai nhà sưu tập và cũng là những người ủng hộ quan trọng nhất đối với nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX.”

(H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 07/09/2015)