ldv1
 

Mona Lisa(1503–1517)của Leonardo da Vinci

Một trong những bí mật lớn nhất trong lịch sử nghệ thuật đã tìm được lời giải: các giáo sư hàn lâm tại Anh Quốc công bố họ đã khám phá ra bí mật đằng sau nụ cười của nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci nhờ nghiên cứu một tác phẩm mới được phát hiện gần đây của bậc thầy nghệ thuật thời Phục Hưng này, bức “La Bella Principessa”.

Bằng cách so sánh kỹ thuật vẽ được áp dụng trong hai tác phẩm, các nhà khoa học tại đại học Sheffield Hallam tuyên bố rằng họ đã chứng minh được hiệu ứng “bây giờ bạn thấy, bây giờ thì không” trên nụ cười của nàng Mona Lisa là chủ ý của họa sĩ da Vinci. Người ta đã đặt tên nó là “nụ cười không thể nắm bắt được” (the uncatchable smile).

Các nhà khoa học phát hiện ra điều này khi nghiên cứu bức “La Bella Princispessa-được ra đời trước “Mona Lisa”, miêu tả người con gái trẻ của một vị công tước xứ Milan, có cùng hiệu ứng như bức “Mona Lisa”. Nhìn từ một góc độ nào đó, người phụ nữ trẻ dường như đang mỉm cười, nhưng từ một góc độ khác, nụ cười dường như biến mất.

ldv2

 

La Bella Principessa(1496)của Leonardo da Vinci

“Trong phiên bản kỹ thuật số của bức chân dung, miệng của La Bella Principessa dường như thay đổi độ nghiêng tùy thuộc vào cả khoảng cách nhìn và độ mờ mà người ta ứng dụng vào...”-các nhà nghiên cứu đã viết trong một bài báo được đăng trong tờ Vision Research. “Qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm tâm vật lý, chúng tôi phát hiện ra rằng, chỉ một sự thay đổi nhỏ trong góc nhìn nghiêng từ miệng của La Bella Pricipessa cũng ảnh hưởng tới biểu hiện khuôn mặt của cô.”

Các tình nguyện viên được yêu cầu quan sát bức tranh ở các góc độ và khoảng cách khác nhau. Kết luận cuối cùng đó là, khi tập trung vào đôi mắt của bức tranh và nhìn từ một khoảng cách, hoặc khi làm mờ (trên máy tính), ta có thể thấy một nụ cười dịu dàng (rất nhẹ nhàng, uyển chuyển). Tuy nhiên, khi được nhìn gần hay chỉ tập trung vào phần miệng của nàng, nụ cười đó biến mất.

 

ldv3

Tác phẩm đã được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau

Hiệu ứng xuất hiện trên cả hai bức tranh dược gọi là kỹ thuật Stumato (trong tiếng Ý nghĩa là “mềm mại” hoặc “mờ nhạt”), sử dụng màu sắc và sự che bóng nhằm tạo ảo giác xung quanh phần miệng.

“Kết quả từ cuộc thử nghiệm ủng hộ giả thiết rằng hiệu ứng trong bức La Bella Principessa một phần là do ảnh hưởng từ cách nhìn...”- Alessandro Soranzo thuộc bộ phân tâm lý học của đại học Sheffield Hallam. "Dù câu hỏi vẫn được đặt ra ở đây đó là liệu hiệu ứng này có phải là chủ ý của tác giả hay không, sự thành thạo trong kỹ thuật này ở Leonardo da Vinci và việc ứng dụng nó trong bức Mona Lisa có thể cho ta hiểu được sự mơ hồ của hiệu ứng này là một chủ ý, dựa vào kỹ năng nghệ thuật không thể chối từ và được sử dụng phù hợp với châm ngôn của họa sĩ Leonardo: Tranh chân dung nên phản ánh phần nào sự rối loạn của nội tâm.”

Tuy nhiên gần đây, “La Bella Principessa” được cho là tác phẩm của một họa sĩ người Đức vào thế kỹ XIX, sau đó, người ta phát hiện nó là bức chân dung của cô bé Bianco Storza-đứa con gái ngoài giá thú của Ludovico Storza, được đặt làm vào đêm trước ngày cử hành hôn lễ của cô vào năm 1496.

(H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 26/08/2015)