bac1

"Study for Portrait on Folding Bed" (1963)của Francis Bacon

Bảo tàng Tate Liverpool giới thiệu buổi triển lãm xoay quanh một yếu tố mà chưa bao giờ được tìm hiểu sâu, nhưng hết sức quan trọng trong tranh của Francis Bacon. Được coi là một trong những họa sĩ hiện đại vĩ đại nhất nước Anh, họa sĩ Bacon (1909-1992) đặc biệt thường vẽ những hình có cấu trúc phức, mờ ảo bao quanh chủ thể trong rất nhiều các tác phẩm tiêu biểu của mình. Triển lãm “Francis Bacon: Invisible room” sẽ đưa ra một số những tác phẩm có ảnh hưởng nhất của họa sĩ Bacon với một tầm nhìn mới, tập trung vào cấu trúc không gian của chúng.

Kỹ thuật này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Bacon vào những năm 1930-ông sử dụng một chiếc lồng hình lập phương hoặc hình ê-lip xung quanh chủ thể được vẽ để tạo ra bố cục đầy kịch tính cho bức tranh. Buổi triển lãm sẽ trưng bày khoảng 35 tác phẩm khổ lớn và các tác phẩm trên giấy; tất cả đều đa dạng về bố cục nhưng được gắn kết bởi chủ để quán xuyến này.

bac2
 

"Chimpanzee" (1955)của Francis Bacon

“Francis Bacon: Invisible Room” sẽ đưa ra các tác phẩm xuyên suốt sự nghiệp của ông như “Study fo A Portrait”(1952)(Bảo tàng Tate) và bức “Chimpanzee”(1955)(Staatsgalerie Stuttgart). Sau một thời gian ngắn, vào những năm 1960, trong khi kỹ thuật đó chỉ là một thứ “phụ” trong tranh của ông, thì tới những năm thập niên 70 và  80, nó lại thành một yếu tố rât quan trọng. Cũng chính tại thời điểm này, việc họa sĩ Bacon sử dụng màu sắc khiến cho cấu trúc mà người ta nghĩ là căn phòng trước đây, giống như một sự dàn dựng sân khấu. Ngoài ra, buổi triển lãm còn là một cuộc nghiên cứu về hình chữ thập như một trúc hình học chính trong một số bộ ba các bức tranh của Francis Bacon như "Three Studies for Figures at the Base of a Crucifixion"(thuộc bảo tàng Tate).

 

Trích từ một bài luận được viết bởi triết gia người Pháp Gilles Deleuze trong “Francis Bacon: The Logic of Sensation” (1981), buổi triển lãm còn chú trọng vào sự tiếp cận về không gian của họa sĩ Bacon, điều mà Deleuze đã đánh giá là một trong những thế lực khẳng định đẳng cấp của Bacon. Những căn phòng tưởng tượng của họa sĩ Bacon nhấn mạnh sự cô lập của chủ thể và lôi kéo sự chú ý vào tâm trạng của họ-việc đặt nhân vật vào trong một “căn phòng vô hình” hướng sự chú ý tới những mối quan ngại hiện sinh (existential concerns-ngôn ngữ triết học) của bức tranh.

 

bac3

"Three Studies of Lucian Freud" (1959)của Francis Bacon

Dù có thể nói rằng các kết cấu kiến trúc nói trên khẳng định cả cái bên trong và cái bên ngoài, họa sĩ Bacon đã làm chủ sự linh hoạt trong cách sử dụng tính ẩn dụ, không gian và tâm lý của sự ngăn cách; khám phá này nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất và hiệu quả nhất có trong các tác phẩm của ông.

Triển lãm “Francis Bacon: Invisible Room” được tổ chức bởi bảo tàng Tate Liverpool và Staatsgalerie Stuttgart và Kasia Redzisz, người phụ trách cấp cao và Lauren Barnes, phó phụ trách của Tate Liverpool sẽ dẫn dắt buổi triển lãm này. Từ 7/10/2015 đến 8/1/2016, triển lãm sẽ mở cửa tại bảo tàng Staatsgalerie Stuttgart.

(H.A trích nguồn Artdaily, J.N biên tập, 24/08/2015)