hn1
 

Một nghiên cứu cho thấy rằng con người đang phát triển một tình yêu chân thành đối với nghệ thuật

Theo như kết quả của một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học tại trường đại học New York, con người đã ngày càng tiến hóa để trở nên biết thưởng thức và chân trọng nghệ thuật hơn.

Trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân, phần lớn, con người tại một thời điểm nào đó muốn tìm kiếm cho mình một con đường đến với nghệ thuật. Đó có thể là một bức tranh, nhà hát, phim ảnh hay âm nhạc. Qua hàng nghìn năm, loài người đã luôn tìm tòi để có thể hoà mình vào một loại hình nghệ thuật nào đó.

Những sở thích của chúng ta không chỉ là chủ quan, mà còn chịu ảnh hưởng từ những tiêu chuẩn văn hóa, phương pháp giáo dục và môi trường sống. Do đó, phần lớn con người sẽ đánh giá nghệ thuật một cách vô cùng khác biệt (song vẫn có một số sự thống nhất trong quan điểm giữa các cá thể).

hn2
  

"Still Life with Flowers and Fruits" (khoảng 1869) của Claude Monet là một trong những tác phẩm được đưa vào cuộc nghiên cứu

Trong một nghiên cứu mang tên: “The Brain on Art: Intense Aesthetic Experience Activates the Default Mode Network”, được xuất bản trên tờ tạp chí Frontiers in Human Neuroscience: ba nhà nghiên cứu Edward A. Vessel, G. Gabriell Starr và Neva Rubin đã tiến hành hàng loạt các quộc chụp x-quang não bộ của một số tình nguyện viên và phân tích các phản hồi thần kinh của họ sau khi được đưa ra một số loại hình nghệ thuật. Đội muốn tìm hiểu xem điều gì quyết định sở thích hay “gu” nghệ thuật của một người.

Một nhóm gồm 16 tình nguyện viên được đưa cho xem hình ảnh của 109 tác phẩm nghệ thuật từ các-ta-lô của kho dữ liệu hình ảnh nghệ thuật trực tuyến (Art museum images online database) và sau đó ,họ được chỉ dẫn để đánh giá mỗi bức tranh với thang từ 1-4 để trả lời cho câu hỏi: “Bức tranh này tác động mạnh mẽ đến mức nào đối với bạn?” hay “hãy đưa ra câu trả lời theo cảm tính của bạn, dựa trên việc bạn thấy bức tranh đó đẹp như nào, lôi cuốn như nào, hoặc ảnh hưởng tới bạn mạnh mẽ như nào.”

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các tác phẩm nghệ thuật có sức lay động lớn đã kích thích những khu vực của não bộ có ảnh hưởng tới “cung bậc cảm xúc và đánh giá về những trải nghiệm mỹ thuật.”

hn3
 

Các nhà khoa học sử dụng những hình ảnh quét não bộ để phân tích phản ứng của các thí sinh tình nguyện trước các tác phẩm nghệ thuật

Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận cuối cùng rằng “Các tình nguyên viên có những phản ứng khá mạnh mẽ đối với các bộ tranh khác nha, và bị lay động bởi những hình ảnh cụ thể với các lý do vô cùng khác biệt.”

Nhóm này giải thích: các tình nguyện viên thể hiện các hoạt động của não tương đối tương đồng khi được xem cùng một bức ảnh. Họ còn nhấn mạnh: “"Bị"lay động bởi mỹ thuật có vẻ như là điểm chung giữa con người.”

 

hn4

"Hercules as Heroic Virtue Overcoming Discord" (1633)của Peter Paul Rubens, một bức tranh được sử dụng trong dự án

Các nhà khoa học thừa nhận còn cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu nữa để có thể xác định xem tại sao "gu" thẩm mỹ của ta lại đa dạng đến như vậy. Tuy nhiên, việc phát hiện ra một bằng chứng khoa học liên quan tới bản chất trong sự hứng thú đối với nghệ thuật của chúng ta là một khám phá quan trọng và nó ủng hộ cho quan điểm rằng nghệ thuật có khả năng kết nối con người và các nền văn hóa khác nhau.

Theo như tạp chí Smithsonian Magazine, Edward A. Vessel-một trong những giáo sư đã viết bài nghiên cứu trên-đang chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu khác mang tên “How Variable, Stable, or Universal are Aesthetic Preferences?”, để xem tại sao gu thẩm mỹ của chúng ta lại khác nhau đến vậy.

(H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 14/07/2015)