cp1

Khung cảnh một buổi triển lãm của Charles Pollock

Mở cửa cho đến hết ngày 14/9/2015, bảo tàng Peggy Guggenheim Collection đã giới thiệu buổi triển lãm “Charles Pollock: A Retrospective”-buổi triển lãm đầu tiên tổng kết tại các tác phẩm của họa sĩ Charles Pollock tại Italy, anh trai của danh họa Jackson Pollock. Buổi triển lãm bao gồm 120 bức tranh, bản vẽ, phác, tranh ảnh và tài liệu mà phần lớn chưa từng được đưa đến công chúng trước đây, đến từ tổ chức Charles Pollock Archives(Paris), nhờ có vợ và con gái của họa sĩ, Sylvia Winter Pollock và Francesca Pollock. Một số ít các tác phẩm của họa sĩ Jackson Pollock, Thomas Hart Benton và 2 bức của Sanford Mcoy được bổ sung vào tổ chức Charles ở New York và Washington hàng năm, cho thấy "tập đoàn" họa sĩ của gia đình Pollock đã thành công thế nào từ trước Thế Chiến II. Một số tác phẩm được mượn thêm từ những thành viên khác của gia đình Pollock, Archives of American Art/viện Smithsonian, bảo tàng Addison Gallery of American Art, học viện Phillips, Andover, Bảo tàng Mỹ thuật(The Museum of Fine Arts)(Houston), bảo tàng nghệ thuật Mỹ Smithsonian (Smithsonian American Art Museum)(Washington), bảo tàng Solomon R. Guggenheim(New York), bảo tàng O'Brien American Art Collection, Sewickley; American Contemporary Art Gallery(Munich) và một số nhà sưu tập tư nhân khác.

 

cp2

Delta(1967)thuộc Charles Pollock Archives-một ví dụ cho tranh thuộc thể loại "Color-field"

cp3

Chapala 3(1956) thuộc Charles Pollock Archives

Cuộc đời của họa sĩ Charles Pollock là một câu chuyện vô cùng thú vị. Ông sinh ra tại Denver Colorado(1902); là con trai cả của hai vợ chồng LeRoy và Stella Pollock. Ông đến New York năm 1926, nơi ông biết đến hội họa dưới sự chỉ dạy của Thomas Hart Benton. Năm 1930, ông và em trai Frank đã thuyết phục người em út của họ là Jackson cùng họ sinh sống và học tập tại đây. Việc học tập của Charles ở trường nghệ thuật Art Student Leauges, sự tận tụy đối với xã hội của ông, việc theo chủ nghĩa địa phương (regionalism) và các tác phẩm tranh tường của ông cho tổ chức Works Progress Administration-cơ quan thuộc “New Deal” lớn nhất và tham vọng nhất tại Mỹ; họ thuê lại hàng triệu những người Mỹ thất nghiệp để tiến hành các dự án công trình công cộng-khiến cho tiểu sử của ông trở nên độc nhất và điển hình so với trải nghiệm của các hoạ sĩ khác vào thập kỷ 30.

Từ năm 1935 đến 1936, Charles rời bỏ New York và chuyển tới Washington DC để làm việc cho một tổ chức tái quản lí định cư- cơ quan “New Deal” của liên bang Mỹ cùng với Ben Shahn (một hoa sĩ). Năm 1937, ông chuyển tới Detroit và làm việc cho một tờ báo của liên đoàn công nhân ô tô. Những lựa chọn này càng khiến mối quan hệ của Charles với nhóm các họa sĩ tiên phong mới nổi ở New York ngày một nhạt nhoà; và cũng chính những lựa chọn đó đã dẫn đến bước đột phá của Jackson Pollock trong một loại hình nghệ thuật mới vào những năm 1940. Năm 1944, Charles phải đối mặt với sự thiếu tự tin trước phong cách chủ nghĩa địa phương (regionalist), nhưng sau đó ông đã hoàn thành thêm một bức tranh tường ở trường đại học thuộc thành phố East Langsing, bang Michigan và theo đuổi nghệ thuật trừu tượng.

Sau một thời gian dạy thiêt kế và kỹ thuật in ấn ở Michigan cuối thập niên 40, ông đã sáng tác một tác phẩm tranh trừu tượng quan trọng là Fireworks(1950). Năm 1956, ông sáng tạo ra một nhóm lớn các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng giá trị, sê-ri “Chapala”, lấy cảm hứng từ một chuyến nghỉ dài tại hồ Chapala, Mexico. Vào năm 1962-1963, một năm nghỉ phép của người họa sĩ khỏi việc dạy học, Charles đi du lịch tới Châu Âu-người đầu tiên đi Châu Âu trong số anh em nhà Pollock. Khi đã định cư ở Rome, ông tích cực di chuyển để gặp gỡ các họa sĩ bậc thầy của Italy và giao lưu với các họa sĩ người Mỹ và Italy như Piero Dorazio, Giulio Turcato, anh em Pomodoro, James Brooks và Giorgio Cavallon. Ông tiếp tục sáng tác nên một dòng tranh trừu tượng giá trị khác, sê-ri “Rome”.

Vào giữa thập niên 60, họa sĩ Charles và vợ Sylvia, đã đưa các họa sĩ như Dorazio, Tony Caro và Barnett Newman đến thành phố Michigan. Kể từ đó, với những các buổi triển lãm liên tiếp, ngày một nhiều tác phẩm được sáng tác và mối quan hệ của ông với đồng nghiệp trong ngành ngày càng được mở rộng. Charles đã trở thành người tiên phong của 2 trường phái nghệ thuật là "cánh đồng màu"(Color-Field) và “trừu tượng hậu họa”(post-painterly abstraction). Kể cả sau khi chuyển tới Paris năm 1971, Charles vẫn tiếp tục tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng màu xuất sắc.

cp4
 

Self-Portrait( thâp niên 1930)của Charles Pollock Archives

Cuốn các-ta-lô về buổi triển lãm sẽ tái bản một bài tiểu luận thấu đáo được viết bởi Terence Maloon, người phát ngôn chính thức về nghệ thuật của họa sĩ Charles Pollock. Các-ta-lô này còn bao gồm một hợp tuyển (văn học) và những bài bình được chọn lọc từ cuốn sách “American Letters 1927-1947, Jackson Pollock and family” của Kirstin Hübner.

"Charles Pollock: A Retrospective" là một trong ba buổi triển lãm được thúc tiến bởi bảo tàng Peggy Guggenheim Collection nhằm vinh danh cả hai họa sĩ là Jackson và Charles Pollock. Từ ngày 14/2 đến hết 6/4 năm nay, bảo tàng đã tổ chức buổi triển lãm mang tên “Alchemy by Jackson Pollock. Discovering the Artist at Work". Và từ 23/4 đến hết 9/11/2015, bảo tàng cũng trình diễn buổi triển lãm “Jackson Pollock’s Mural: Energy Made Visible”. Cả ba buổi triển lãm đều được tài trợ bởi phái đoàn Mỹ tới Italy và sự hỗ trợ của tổ chức Pollock-Krasner.

(H.A trích nguồn Artdaily, J.N biên tập, 06/08/2015)