ano1

Những biểu lộ khác nhau của nàng "Mona Lisa sống"

Trong hàng thế kỷ qua, hàng triệu người đam mê nghệ thuật đã say đắm nụ cười huyền bí của nàng Mona Lisa, nhưng giờ đây, nhờ có hệ thống trí tuệ nhân tạo mới, nụ cười đó không còn chỉ là một hình ảnh đông cứng trong bức tranh nữa.

Một đội gồm 40 chuyên gia kỹ thuật và họa sĩ đã nghiên cứu dự án “Living Mona Lisa” hơn một năm nay, ứng dụng thiết bị nhận diện chuyển động (motion sensing device)giống như trong những trò chơi điện tử tương tác, tạo ra một phiên bản Mona Lisa có thể đưa mắt nhìn theo người xem, chu môi và thậm chí là cau mày.

“Giờ đây, cô ấy có thể cảm nhận được những thay đổi trong môi trường xung quanh mình”- Florent Aziosmanoff, người đã nảy ra ý tưởng cho dự án này, nói với Telegraph. “Vì họa sĩ Leonardo Da Vinci đã luôn cố gắng làm cho "cô ấy" sống dậy, nên chúng tôi đã đưa ý định đó của ông lên một đẳng cấp cao hơn.”

Hơn thế nữa, nàng “Mona Lisa sống” này còn có thể phản ứng “tùy theo tâm trạng của cô ấy”- theo như Jean-Claude Heudin, viện nghiên cứu internet và truyền thông Paris, nơi đã phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo này.

 

ano2

"Mona Lisa" (1503-1517)của Leonardo Da Vinci

Ông Aziosmanoff, với chuyên môn “kỹ thuật số, nghệ thuật sống”, nói rằng ông đã chọn nàng Mona Lisa bởi “"cô ấy" rất nổi tiếng và là một trong những hình tượng tiêu biểu nhất lịch sử của nghệ thuật.”

Nàng “Mona Lisa sống” sẽ được sản xuất với nhiều kích cỡ và khuôn khổ, phân phối tới các cửa hàng vào mùa thu tới với giá khởi đầu là “vài trăm euros”. Phiên bản thu nhỏ cũng sẽ được sản xuất.

“Đây chỉ đơn thuần là một dự án mang tính nghệ thuật, không phải là để quảng cáo,”-Ông Aziosmanoff nói, “tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn một cái giá phải chăng cho những bức tranh để các du khách có thể mua và mang về làm đồ lưu niệm.”

 

ano3

Nàng Mona Lisa kỹ thuật số

Các bạn có thể xem hình ảnh của nàng “Mona Lisa sống” tại đây.

(H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 15/07/2015)