vin1

Bức “Café Terrace at Night” (1888) của họa sĩ Vincent Van Gogh

Gần đây một “học thuyết âm mưu” mới đã xuất hiện và gây xôn xao giới nghệ thuật với nội dung: Họa sĩ Vincent Van Gogh đã ẩn dấu trong bức “Café Terrace at Night” (1888) của mình một sự tôn kính đối với bức “The Last Supper” (1495-1498) của họa sĩ Leonardo Da Vinci. Quả thật vậy, một nghiên cứu đã cho thấy rằng cách bố trí các nhân vật trong bức “Café Terrace at Night” của Van Gogh, cụ thể là những nhân vật trong quán ăn: một nhân vật với mái tóc dài được vây quanh bởi 12 người khác và một nhân vật khác ẩn trong bóng tối khá tương đồng với bức “The Last Supper”. Và theo nhà nghiên cứu "độc lập”, ông Jared Baxter, đó không phải là biểu tượng tôn giáo duy nhất ẩn dấu trong bức tranh.    
Ông Baxter, người gần đây đã có một bài thuyết trình về đề tài này tại “Hiệp hội mỹ học Hà Lan” (Dutch Association of Aesthetics), tin rằng bố cục sắp xếp nhân vật trong bức tranh tương đồng với một số tác phẩm “The Last Supper” khác miêu tả chân dung Chúa Jesus, những tông đồ của ngài và Judas (kẻ đã phản bội), đặc biệt là với phiên bản bức “The Last Supper” của họa sĩ Da Vinci.

 

vin2
​Bức "The Last Supper" (1494-1948) của Leonardo Da Vinci

 

Theo nhà nghiên cứu này, vào khoảng thời gian họa sĩ Van Gogh thực hiện bức “Café Terrace at Night”, ông đã viết thư cho anh trai của mình là Theo, đề cập tới tác phẩm và nói rằng ông có một mong muốn, là được theo đạo “rất lớn”.
Hơn nữa, giả thuyết của ông Baxter hoàn toàn không phải chủ quan mà nó còn nhận được sự ủng hộ từ một số chuyên gia, trong đó có nhà sử-nghệ thuật học Bill Kloss, một nhân vật có tên tuổi trong giới nghệ thuật, người đã hướng dẫn hơn 100 tuor du lịch tại bảo tàng Smithsonian. Bên cạnh đó, ông Baxter đã nói thêm về một số biểu tượng thánh giá trong bức tranh, đặc biệt là biểu tượng trên chiếc cửa số đằng sau nhân vật mặc áo choàng trắng (chữ thập được hình thành bởi hai thanh gỗ). Điều này đã dẫn đến một thắc mắc khác: có phải nhân vật mặc áo choàng trắng ở trung tâm chỉ đơn thuần là một người phục vụ?
Ông Baxter không phải là người đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng những tác phẩm nghệ thuật của Van Gogh bị ảnh hưởng nặng nề bởi sắc màu tôn giáo. Vào những năm 1990, nhà sử-nghệ thuật học người Nhật, Tsukasa Kodera, đã xuất bản một số nghiên cứu của mình về các biểu tượng tôn giáo (cụ thể là đạo Thiên Chúa) mà Van Gogh sử dụng trong tranh của mình. Lấy ví dụ như bức “The Sower” (1888), miêu tả khung cảnh lao động trong buổi hoàng hôn, mặt trời lặn phía sau lưng người gieo hạt có thể được ví như một vầng hào quang (quanh đầu các vị thánh).

 

vin3
Bức "The Sower" (1888) của họa sĩ Van Gogh

 

Năm 2004, giáo sư Deborah Silverman của đại học California xuất bản cuốn “Van Gogh and Gauguin: The Search for Sacred Art”. Bà viết rằng: “Nghệ thuật của Van Gogh đã có sự "tiến hóa" kể từ năm 1888 và hình thành một dự án nghệ thuật trường phái "tượng trưng" mà có thể gọi là ‘sacred realism’.” (Tạm dịch: hiện thực thần thánh hóa).
Ông Baxter đã "bị" lôi kéo vào cuộc nghiên cứu về người họa sĩ trường phái ấn tượng đáng kính này sau khi nghe về một chuỗi các phát hiện mới về Van Gogh và những sự kiện đó đã định hình lại cách nhìn của ta về người họa sĩ và cả sự nghiệp của ông. Một trong những điều được tiết lộ đáng ngạc nhiên nhất gần đây đó là cuộc tranh luận về việc có phải họa sĩ Van Gogh đã bị giết; câu trả lời là không. Trong cuốn "Van Gogh: The Life Steven", Naifeh và Gregory White Smith đã nói rằng họa sĩ Van Gogh bị bắn (một cách vô cùng tình cờ) bởi một nhóm thanh niên đang "nghịch" một khẩu súng lục.

"H.A trích nguồn Artnet news, J.N biên tập, 15/03/2015"