Các tác phẩm “hàng nhái” của những bậc thầy sao chép nghệ thuật từ lâu được giới nghệ thuật công nhận và trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Tất nhiên, việc đó đã dẫn đến một xu hướng không thể tránh khỏi: “hàng giả của hàng giả”.
Theo như báo cáo từ tờ New Zealand Herald, nhà đấu giá tại Auckland, Cordy’s đã phải rút lại hai tác phẩm “nhái” lại Monet của một nhà sao chép nghệ thuật nổi tiếng Elmyr de Hory, sau khi phát hiện hai bức tranh “giả” của de Hory là... giả.
Tuy nhiên, hai bức “in the wood at Giverny” và “At Giverny” được đưa vào các-ta-lô đấu giá với thông tin “họa sĩ vô danh sau Elmyr de Hory, sau Claude Monet”. Cả hai bức đều được định giá khoảng $1000, và được đấu giá tại Auckland ngày 4/11/2014.
Hai tác phẩm được xác nhận là giả mạo bởi người từng là vệ sĩ riêng của de Hory và cũng là bạn của ông, ông Mark Forgy, giờ là một chuyên gia về de Hory. Hai bức tranh giả được tin rằng là tác phẩm của một người cá cược thuê (người chuyên nhận tiền từ người khác để đánh cược, nhưng cược theo ý mình)- ông Ken Talbot, một người hâm mộ công việc của de Hory. Ông Talbot thừa nhận rằng mình đã mua 400 tác phẩm từ de Hory, nhưng theo như Forgy, ông là người đã vẽ hầu hết các bức tranh đó.
De Hory, tên khai sinh là Hoffmann Elemyr Albert, sinh năm 1906, tại Budapest. Được coi là một trong những nhà sao chép nghệ thuật xuất chúng nhất của thế kỷ XX, ông được cho là đã giả mạo hơn 1000 bức tranh. Cuộc đời của ông- một hành trình từ Hungary tới Paris, sau đó là Hoa Kỳ, rồi tới Nam Mỹ- đã được thuật lại trong một cuốn truyện được viết bởi Clifford Irving, “Fake”, 1969. Cả ông Irving và ông de Hory từng tham gia một bộ phim tài liệu của Orson Welles, “F for Fake” (1976).
Elmyr de Hory, một bậc thầy trong việc giả mạo các tác phẩm nghệ thuật
Đáp lại giới báo chí, người dẫn dắt cuộc đấu giá tại Cordy’s- Andrew Grigg nói: “Mọi người đã rất bất ngờ khi được biết đến một thị trường làm giả các tác phẩm nghệ thuật “giả” và mong rằng điều này sẽ không tạo nên một xu hướng trên thị trường”. Ông còn nói thêm: “Chúng tôi sẽ thông báo với giới nghệ thuật về vấn đề này để có thể cảnh giác.”
H.A trích nguồn Artnet.com, J.N biên tập, 16/12/2014)