Huân chương giải thường Nobel ghi nhận công trình khoa học mang tính đột phá nhất thế kỷ XX bởi ông James Watson, ước tính từ $2.5 triệu-$3.5 triệu.
Buổi đấu giá đánh dấu sự có mặt lần đầu tiên của giải thường Nobel được giao bán bởi chính nhà khoa học giành được nó, tấm huy chương có giá trị ước tính $2.5-$3.5 triệu, theo như nhà đấu giá Christie’s nói.
Ông Watson được trao tặng giải thường Nobel vào năm 1962 nhờ vào phát hiện mang tính đột phá cùng với cộng sự của mình là Francis Crisk: cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA vào năm 1953- một trong những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX.
Ông James Watson cùng cộng sự Francis Crisk.
"Có rất nhiểu danh nhân từng phạm sai lầm trong lịch sử, nhưng không thể chối bỏ rằng những cống hiến của họ đã vượt lên những lỗi lầm đó". Ảnh: ngaynay.vn
Vào năm 2007, (khi ông đã 79 tuổi) trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times, ông đã có một phát ngôn gây sốc: ông đã đưa ra ý kiến cá nhân cho rằng “người da đen không thông minh bằng người da trắng”. Dù ngay sau đó ông đã thành khẩn xin lỗi nhưng danh tiếng của ông đã bắt đầu tụt dốc từ đó, và đến nay ông bị hầu hết các cộng đồng của các nhà khoa học lẫn mọi người xung quanh xa lánh, hắt hủi.
Tiến sĩ Watson khẳng định rằng mình không phải một kẻ phân biệt chủng tộc "theo khái niệm thông thường".
Được làm từ 23 ca-ra vàng, tấm huy chương được khắc hoạ chân dung của nhà hóa học và nhà sáng chế nổi tiếng thế giới Alfred Nobel.
Bên cạnh đó, Christie’s cũng đưa ra đấu giá bản ghi chú cho lời phát biểu của ông Watson trong bữa tiệc Nobel vào ngày 10/12/1962, trị giá vào khoảng $300.000-$400.000. 5 trang giấy ghi chú này được bán với giá $365.000.
Ông Watson cũng đã tham dự vào một buổi hội thảo Nobel. Một bản thảo dài chính xác 46 trang trị giá khoảng $200.000-$300.000, được bán với giá $245.000.
Là tác giả của vô số các công trình khoa học khác, ông Watson dự định sẽ quyên tặng một phần số tiền đấu giá cho trường đại học của Chicago- nơi ông từng học tập, trường cao đẳng Clare thuộc đại học Cambridge- nơi ông từng làm việc và cho phòng nghiên cứu cảng Cold Spring- nơi ông từng làm chủ tịch trong nhiều năm.
(H.A trích nguồn Artdaily.com, J.N biên tập, 8/12/14)