"Rome, From Mount Aventine" (1836), Joseph Mallord William Turner
Vào tối hôm qua (3/12), một trong những bức tranh đặc sắc nhất của họa sĩ J.M.W.Turner còn sót lại trong tay một nhà sưu tập tư nhân, bức “Rome, From Mount Aventine” đã lập kỷ lục đấu giá thế giới cho người họa sĩ này. Bức tranh đã được bán với mức giá cao ngất ngưởng £30.3 triệu/ $47.7 triệu/€38.6 triệu, chênh lệch rất lớn với giá trị ước tính ban đầu của tác phẩm £15-20 triệu / $24.1-32.1 triệu / €19-25.3 triệu. Bức tranh có mức giá bán cao nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật của người Anh trước thế kỷ XX từng được đấu giá, và là bức tranh có giá bán cao thứ nhì trong số những bức tranh trong hạng mục đấu giá “Old Master and British paintings” của Sotheby. Bốn vị khách đã cạnh tranh và nâng mức giá của bức tranh lên rất nhiều so với giá trị ước tính của nó. Bên cạnh buổi đấu giá này, còn có một số sự kiện nổi bật về họa sĩ Turner, như buổi triển lãm mang tên “Late Turner” đắt khách tại bảo tàng Tate Britain hay bộ phim ngắn “Mr Turner” của đạo diễn Mike Leigh.
Ông Alex Bell, đồng chủ tịch của bộ phận phụ trách các tác phẩm nghệ thuật của các bậc thầy hội họa tại Sotheby’s nói: “Turner là họa sĩ đã tạo nên một cuộc cách mạng- người đã thay đổi cách thức mà chúng ta thưởng thức tranh, và bức “Rome, From Mount Aventine” là một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông. Mức giá mà tác phẩm đã đạt được vào tối hôm nay không chỉ dựa trên nguồn gốc, lai lịch đặc biệt và tình trạng hoàn hảo của bức tranh, mà còn bởi nó là một trong những kiệt tác cuối cùng của họa sĩ nằm trong tay một nhà sưu tập tư nhân. Nối tiếp thành công ở các buổi đấu giá hồi mùa hè, buổi đấu giá tối nay là một dấu hiệu nữa cho ta thấy sự gia tăng mạnh mẽ trên thị trường dành cho các tác phẩm nghệ thuật của các bậc thầy hội họa cũ. Nơi nào có chất lượng nơi đó sẽ có người mua, và chúng ta đang hướng vào một dòng lãi khổng lồ, đặc biêt là từ những người mới tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật- chiếm đến 40% tổng số khách hang của chúng ta trong năm nay.”
Bức tranh tuyệt vời của họa sĩ Turner là điểm nổi bật nhất trong trong số toàn bộ các buổi đấu giá Old Master & British Paintings từng được tổ chức tại Sotheby’s trong năm nay, với tổng số tiền mà tổ chức thu lại được qua cả một năm là £53,972,000 (€68,647,191/$84,423,002), khá cao so với kế hoạch- £32.2 - 44.9 triệu.
Bức tranh đã lập kỷ lục với giá bán cao nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật của Anh trước thế kỷ XX với giá 30.3 triệu Bảng Anh
Được vẽ năm 1835 và trưng bày tại Học viện Hoàng Gia năm 1836, khi ông Turner đã 61 tuổi, bức “Rome, From Mount Aventine” là một trong những thành tựu vô cùng lớn lao của ông và là bức tranh đặc sắc nhất về cảnh quan của một thành phố Ý từng được vẽ. Bức tranh được sử dụng chất liệu sơn dầu và vẽ trên khổ lớn, đặc biệt bởi tình trạng nguyên vẹn của nó, cũng như nguồn gốc đáng tin cậy của bức tranh. Cho đến nay, bức tranh mới chỉ đổi chủ duy nhất một lần vào năm 1878, khi nó được bá tước thứ 5 của vùng Rosebery mua lại, người sau đó đã trở thành thủ tướng của nước Anh. Kể từ đó bức tranh chưa từng bị tước khỏi bộ sưu tập của Rosebery.
Vào năm 1836, tờ “the Morning Post” từng nhận xét về bức tranh rằng: “một trong số những bức tranh đáng kinh ngạc mà ông Turner đã khơi gợi, làm trí tưởng tượng của mọi người như bất động và xua tan mọi thành kiến: không lời nào có thể đủ để ca ngợi bức tranh đó.”
Trong nhận xét về bức tranh, ông Alex Bell có nói: “Thực sự rất khó để có thể phóng đại tầm quan trọng của bức ‘Rome, From Mount Aventine’. Có chưa đến 6 tác phẩm của ông Turner được lưu lại trong tay các nhà sưu tập tư nhân và bức tranh này phải được xếp vào là một trong số những bức đẹp nhất. Bức tranh này đã tồn tại được gần 200 năm, vậy mà hôm nay nhìn nó vẫn như vừa được gỡ từ giá vẽ của người họa sĩ ra và đem thẳng đến đây vậy; chưa từng cần phải bảo dưỡng hay phục chế, bức tranh vẫn giữ nguyên vẻ từ cái khoảnh khắc nó được vẽ nên: những sợi lông từ cây bút vẽ của họa sĩ Turner, dấu vân tay của ông, những giọt màu vẽ nhỏ dài xuông tận mép toan và nét vẽ của ông đều được giữ gìn đến từng chi tiết một cách phi thường.”
(H.A trích nguồn Artlyst.com, J.N biên tập, 7/12/2014)