Ba phiên bản của bức "Lady with an Ermine" của Leonardo da Vinci.
Nhà khoa học người Pháp, Pascal Cotte đã làm giới các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật kinh ngạc khi tiết lộ một bí mật về kiệt tác nghệ thuật của Da Vinci, bức “Lady with an Ermine” (tạm dịch: người phụ nữ với chú chồn Ơ-min), 1489-1490, theo tờ BBC NEWS. Cho đến giờ người ta đã luôn nghĩ rằng chú chồn ơ-min trong bức tranh của Da Vinci là một chi tiết đã thuộc bức tranh ngay từ khi người họa sĩ sáng tạo ra nó, nhưng sau 3 năm nghiên cứu tiến sĩ Cotte đã phát hiện ra rằng bức tranh “Lady with an Ermine” không chỉ được vẽ trong một giai đoạn mà là ba giai đoạn riêng biệt.
Phiên bản đầu tiên của bức tranh LWAE (Lady with an Ermine) chỉ đơn thuần là một bức chân dung về người phụ nữ, chưa có chú chồn. Trong giai đoạn thứ hai, người họa sĩ đã chỉnh sửa bức tranh và bổ sung thêm một chú chồn Ơ-min nhỏ và màu xám. Trong giai đoạn thứ ba và là cũng là cuối cùng, chú chồn nhỏ đó đã biến thành một chú chồn Ơ-min lớn với lông trắng. Ông Martin Kemp, một giáo sư về lịch sử nghệ thuật tại trường đại học Oxford, nói rằng đây là một phát hiện đáng kinh ngạc. Ông nói với tờ BBC news rằng: “Phát hiên này đã cho ta hiểu thêm về cách mà tâm trí của Leonardo Da Vinci hoạt động trong khi vẽ bức tranh. Và nó cũng giải thích cho việc tại sao Leonardo lại gặp khó khăn trong việc hoàn thành những tác phẩm của ông đến vậy.”
Chú chồn Ơ-min là chi tiết đóng vai trò cốt lõi và là một biểu tượng trong bức tranh, vì thế nên phát hiện mang tính đôt phá lần này không chỉ có ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ và khám phá ra những bí mật khác của lịch sử nghệ thuật. Bức LWAE là chân dung của Cicilia Galleran, một người phụ nữ trẻ trong cung điện của công tước xứ xở Milanl, ngài Ludovico Sforza, và cũng là người tình của ngài công tước. Mặt khác, công tước cũng là một khách hàng của Da Vinci và là người bảo trợ cho ông, công tước có một biệt danh “the white Ermine” (chú chồn trắng), có lẽ đó là lý do Da Vinci thay đổi bức tranh của mình. Những bước phát triển trong bức tranh có lẽ là ám chỉ cho mong muốn được công khai mối quan hệ giữa cặp tình nhân-công tước Ludovico và Cicilia. Sự biến đổi của chú chồn, từ hình dáng bé nhỏ và bộ lông xám xịt đến một chú chồn lớn, mạnh mẽ với bộ lông trắng, cũng có thể là để thỏa mãn cái ý thích tâng bốc bản thân của công tước. Công nghệ mà giáo sư Cotte sử dụng để nghiên cứu bức tranh là một phương pháp mà ông tự phát triển, gọi là “Layer amplification method” hay LAM (tạm dịch: phương pháp khuếch đại các lớp). Phương pháp được thực hiện bằng cách soi chiếu một chùm các tia sáng cực mạnh lên trên bức tranh đồng thời một thiết bị sẽ ghi lại sự phản chiếu ánh sáng từ tác phẩm đó. Ông Cotte nói với BBC rằng: “phương pháp LAM này giúp ta, phân tách các lớp màu của một bức tranh như bóc các lớp một củ hành, bỏ qua phần bề mặt để xem xét những phân lớp bên dưới nó.” Qua phát hiện này ta đã hiều thêm được về Leonardo Da Vinci “chúng ta phát hiện rằng Leonardo là một con người hay thay đổi suy nghĩ, quyết định của bản thân. Đây là một con người với tính cách hay chần chừ, ông hay xóa, thêm bớt các chi tiết, ông thay đổi ý nghĩ hết lần này đến lần khác.”
(H.A trích nguồnArtnet.com, 13/10/2014)