st_sebastian-e1412026783393

Guercino, "Saint Sebastian" (Thánh Sebastian), 1932-1934.

Nam tài tử Federico Castelluccio, diễn viên trong series phim “The Sopranos” hiện đang là người sở hữu bức tranh quý hiếm đã được chứng thực là một tác phẩm của người họa sĩ Ý nổi tiếng thuộc trường phái nghệ thuật Barốc (Baroque), Giovanni Francesco Barbieri hay còn được biết đến với biệt danh Guercino.

Người họa sĩ, được biêt đến nhiều nhất với cái danh Guercino, biệt danh mà ông có do tật lác mắt của mình, là một bậc thầy với phong cách vẽ sử dụng nghệ thuật tương phản giữa màu sắc sáng tối, tài năng của ông có thể sánh ngang với Caravaggio (một vĩ nhân trong làng nghệ thuật của Ý).

Nam diễn viên, Castellucio tạo dấu ấn đầu tiên của mình trước công chúng và trong làng điện ảnh trong series phim truyền hình “The Sopranos”, trong vai nhân vật Furio Giunta, một tên cướp người Ý làm việc cho gia đình mafia Soprano, dưới trướng Tony Soprano, kể đứng đầu. Bên cạnh là một diễn viên, ngoài đời anh còn là một họa sĩ và là chuyên gia về trường phái nghệ thuật Barốc Châu Âu.

Lần đầu tiên Castellucio thấy bức tranh của Guercino là tại một phòng tranh ở Frankfurt, Đức (lúc đó thông tin về bức tranh đã có vài sai sót và được cho là “một bức tranh của Ý vào khoảng thế kỷ XVIII vẽ vị Thánh Sebastian”, theo lời của Castellucio với tờ New York Post). Nhưng tình cờ thay là ngay sau đó người diễn viên đã có nó sau khi thắng trong một phiên đấu giá với giá trị mua chỉ khoảng $140,000, theo như tờ NY Post thì đó là bao gồm cả tiền sửa chữa, bảo dưỡng và những thứ khác. Nhưng điều mà phòng tranh đã không biết rằng là bức tranh đó trị giá ước tính đến hàng triệu. 

Sau khoảng 3-4 năm miệt mài nghiên cứu và tìm hiều, người diễn viên sau đó đã cho hai chuyên gia nghệ thuật có uy tín trong ngành (David Stone từ đại học Delaware chuyên ngành nghệ thuật, một nhà sử học chuyên về lích sử nghệ thuật, Nicholas Turner cũng là cựu quản lí của bảo tàng nghệ J.Paul Getty) đến thẩm định bức tranh. Hai vị chuyên gia đã làm đủ mọi cuộc kiểm tra, chiếu ánh sáng cực tím, sử dụng các chất thử hóa học… và sau đó xác định rằng bức tranh này thuộc khoảng thời gian từ 1632-1634.

“Họ không hay đồng tình với nhau trong nhiều chuyện”, lời của một nhà đại lý nghệ thuật Robert Simon về ông Stone và ông Turner. “Tuy nhiên lần này thì họ lại đồng ý với nhau, như vậy tác phẩm này đúng là đồ thật.”

Ông Simon, một chuyên gia về những tác phẩm nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng ở Ý, đã có nhiều kinh nghiệm trong những phát hiện như này. Ông từng là đồng sở hữu của bức Salvator Mundi (1500), bức tranh trước được trao tặng lại cho Leonardo Da Vinvi, đã được làm mới sau đó đem đấu giá tại Sotheby’s hồi năm ngoái với mức giá $75,000,000.

Khi tờ Artnet news nói chuyện với ông Simon, ông đang ở sân bay JFK tại Chicago để đón chuyến bay về Ý, ông là người vận chuyển bức tranh của Guercino cùng với một bức tranh khác cũng về Thánh Sebastian bởi họa sĩ Titian. Trong vai trò là người vận chuyển, Simon đã được giao phó và tin tin tưởng sẽ chuyển giao bức tranh an toàn. Cả hai bức tranh, của Guercino và Titian đều sẽ được trình diễn tại lâu đài Miradolo của tổ chức đấu giá hay quỹ Cosso, buổi triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 5/10 và tâm điểm sẽ là những bức tranh về Thánh Sebastian của các họa sĩ khác nhau từ thế kỷ XV đến XVII.

Ông Simon cũng nói rằng bản thân biết bức tranh này được vài năm rồi, từ trước khi nó được làm sạch. “Castellucio từng mua một vài bức tranh từ tôi”- ông nói, đề cập thêm cả việc Castellucio là một họa sĩ khá giỏi. “Anh ấy mang bức tranh đến chỗ tôi xin lời khuyên, và tôi nhớ rằng anh ấy đến cùng với các nghiên cứu của mình về bức tranh. Anh ấy đã nghiên cứu một cách rất chuyên nghiệp về nó.”

Dù Simon không đề cập tới giá trị của bức tranh, nhưng ông có nói rằng bức tranh này được vẽ trong thời kỷ đỉnh cao nhất của Guercino-“một thời kỳ tốt”-ông nói. Chỉ cần thoáng qua thị trường là ta có thể biết được giá trị của bức tranh.

Cho đến giờ trên thị trường, bức tranh của Guercino được đấu giá cao nhất trị giá 5.193.250 Bảng Anh, tương đương $7.864.747 là bức “King David” (1651), tại Christie’s, London năm 2010. Cũng vào năm đó viện bảo tàng nghệ thuật Kimbell tại Fort Worth, Texas mua một bức tranh của Guercino, bức “Christ and the woman of Samaria” (khoảng 1619-1620), từ một nhà sưu tầm Châu Âu. Trước đó bức tranh từng được cho là thất lạc. Dù giá cả của nó không được tiết lộ nhưng đồn rằng nó được bán với giá hơn $10.000.000. Bức tranh của Castellucio cũng có thể bán được với giá tương tự nếu đem đấu giá.

 (H.A trích nguồn Artnet.com, 10/10/2014)