Hiện tượng Nguyệt Thực.
Điểm cận Trái Đất là một điểm có thực trên quỹ đạo di chuyển của Mặt Trăng, bởi quỹ đạo của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất không hoàn toàn là một đường tròn mà là một đường giống hình quả trứng, điều đó cho phép mặt trăng có thể đến thật gần trái đất vào một lúc nào đó vào mỗi tháng. Hiện tượng Đại Nguyệt xảy ra khi việc Mặt Trăng tiếp cận Trái Đất này lại trùng hợp với hiện tượng trăng tròn-khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, hoặc hiện tượng trăng non-khi Mặt Trăng cách Mặt Trời thông qua Trái Đất (trong cả hai trường hợp ba hành tinh thẳng hàng). Khi hiện tượng Đại Nguyệt xảy ra, mọi người sẽ nhìn thấy Mặt Trăng to hơn, sáng hơn so với bình thường, còn tác động khiến cho mức thuỷ triều lớn hơn, đồng thời còn được cho là ảnh hưởng tới động vật và những hành vi của con người. Hiện tượng Đại Nguyệt mà được cho là gần với Trái Đất nhất là Mặt Trăng vào ngày 10/8/2014, người ta đã tính toán và cho biết vào ngày đó mặt trăng chỉ cách Trái Đất có khoảng 221.765 dặm.
Mặc dù hai hiện tượng Đại Nguyệt và Trăng Tròn thường khó phân biệt, nhưng những nhà nhiếp ảnh gia tài ba đã tận dụng tối đa hiện tượng đó và biến nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật.
(H.A trích nguồn Artnet.com, 10/9/2014)