Statue_1

Bức tượng có tên Duryodhan, niên đại gần ngàn năm,  được ra bán đấu giá với giá lên đến 3 triệu đô la tại nhà đấu giá Sotheby’s, Mỹ, đang được chính phủ Campuchia đòi về.

Statue_2

Phần còn sót lại của chân bức tượng bị cướp đi tại ngôi đền Koh Ker, nơi đặt thủ đô của vương quốc Khmer (928-944 AD)

Số mệnh của bức tượng Khmer thế kỷ thứ 10, bức tượng đã được một gia đình người Bỉ mua từ một nhà đấu giá tại Anh năm 1975 và ủy quyền cho nhà đấu giá Sotheby’s  đưa ra đấu giá vào tháng ba năm 2011 với giá lên đến 3 triệu đô la, đã được lật lại trong tháng ba năm 2013 khi Sharon Cohen Levin, Trưởng bộ phận về tài sản mất cắp của văn phòng công tố Mỹ, và luật sư liên bang thứ hai, Alexander Wilson, đã đi thăm vị trí nơi bức tượng đã bị hủy hoại để ăn trộm trong thời gian biến động chính trị giai đoạn những năm 1970. Theo thời báo New York Times:

 

Statue_2.1

Bức tượng có tên Bhima hiện đang được trưng bày tại Norton Somon Museum tại Pasadena, California, Mỹ

Năm 2011, những quan chức Campuchia đã dấy lên những quan ngại về nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật và việc nó đã bị đem ra bán. Các quan chức liên bang Mỹ tịch thu tác phẩm vào tháng bốn năm 2012 và nhà đấu giá Sotheby’s hiện tại đang phải cùng giải quyết các vấn đề luật pháp liên quan đến quyền sở hữu bức tượng. Các quan chức Campuchia đồng thời khiếu nại bức tượng có tên Bhima , hiện  đang trưng bày ở bảo tàng Norton Somon Museum tại Pasadena, California, là đã bị cướp trong cuộc nội chiến những năm 1970. Những người của Sotheby’s không có chứng cớ, họ nói những bức tượng có thể đã bị lấy đi 1,000 năm trương trước đây và họ đã xuất khẩu hợp pháp vào Mỹ. Tuy nhiên, một số bằng chứng thuyết phục đã chứng tỏ những bức tượng vẫn còn nguyên vị trí tại Campuchia vào những năm 1960.

Vào tháng hai năm nay các quan chức Campuchia đã yêu cầu rằng Jan Levin, người phụ trách về khiếu nại của Sotheby’s , nguyên là cưu quan chức của văn phòng công tố Mỹ, phải bày tỏ quan điểm tự bảo vệ trước Ủy ban tư vấn tài sản văn hóa Mỹ, ủy ban mà tư vấn cho chính phủ Mỹ về việc ngăn chặn nhập khẩu các cổ vật Campuchia, như là một trách nhiệm của Sotheby’s.

Chuyến thăm của các luật sư trong tháng ba năm nay đã được tạp chí Time nhắc đến: “Các quan chức Campuchia và Liên Hợp Quốc nói rằng các luật sư đã thu thập được bằng chứng về những tranh cãi, bênh vực rằng bức tượng đã bị đánh cắp trong đầu những năm thập kỷ 70 từ ngôi đến bị tàn phá trong cụm các đền đài có tên Koh Ker.”

Thêm vào đó:

Tòa án liên bang đã lên lịch để phán quyết trong tháng ba rằng liệu trường hợp của chính phủ thu giữ bức tượng có thể tiến thêm một bước đem ra xét xử. Trong một tranh luận George B. Daniel quan tòa cấp quận đã nhấn mạnh bên nguyên với chứng cứ là bức tượng  có tên Duryodhana đã bị mang đi trong những năm 1970.

Sự trở về của những cổ vật bị đánh cắp đã từng thành công với các nước Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ kỳ và một số nước khác, và trường hợp những cổ vật bị cướp của Campuchia đã trở thành vấn đề truyền thông trong năm nay tại Mỹ. Nhưng thời điểm hiện tại vẫn tồn tại những tranh cãi về việc trả lại bức tượng một cách nhanh chóng. Theo tạp chí Times:

Một số chuyên gia nhìn thấy những động thái cho thấy chính phủ Mỹ đang bị lo lắng về khả năng chứng minh rằng làm sao và khi nào bức tượng bị mang đi.

“Họ đã đầu tư nhiều công sức điều tra vụ việc này, và nó có thể làm mất mặt” theo như lời nói của luật sư nghệ thuật tại New York  là William G.Pearstein.

Thành viên Ủy ban tài sản văn hóa quốc tế cho biết “Tôi nghi họ đánh giá thấp những yêu cầu của tòa án trong việc chứng minh hành vi ăn trộm thực sự và vai trò chủ sở hữu của người Campuchia”

Những người khác nói rằng chuyến đi cuẩ các luật sư đã cho thấy phía Mỹ bày tỏ sự cam kết của mình với vấn đề quan trọng trong quan hệ với chính phủ Campuchia.

Nhiều luật sư chuyên về tài sản văn hóa đã bày tỏ sự không đồng tình với sự khăng khăng của Sotheby’s, và họ cũng đồng ý rằng chuyến đi của các nhà thực thi pháp luật của chính phủ là một hành động ngoại giao quan trọng trong các vấn đề văn hóa.

Ngày bốn tháng tư năm nay, thẩm phán tòa án quận phía Nam New York đã ra phán quyết “ Khiếu nại về việc mất tài sản là bức tượng cổ Duryodhana , qua một số căn cứ chứng minh rằng đó là tài sản ăn cắp và đưa vào nước Mỹ là vi phạm luật Mỹ” “ Tuyên bố này đưa ra nhằm trả về bức tượng cho Campuchia”.

 

Statue_3

Hai trong số 12 bức tượng sa thạch bị cướp những năm 1970 được bảo tàng Metropolitan Museum tự nguyện trao về Camphuchia.

 

Statue_4

Phần còn sót lại của hai bức tượng mới được trao trả, tại di chỉ đền Koh Ker, Cam puchia

 

Phán quyết của tòa án như một mũi tên trúng nhiều đích, ngày 16 tháng 6 tại Campuchia bảo tàng Metropolitan Museum - MET, Mỹ, bảo tàng đang sở hữu hai bức tượng đá sa thạch nằm trong số 12 bức tượng bị đánh cắp tại khu đền trong những năm 1970 đã có một hành động văn hóa: trao trả hai bức tượng nguyên vẹn về cho Campuchia. Thủ tướng Hunsen của Campuchia đã thành kính làm nghi lễ bên hai bức tượng. Đây là hai bức tượng từng bị cắt làm bốn phần, đầu, than và lưu lạc đầu và thân thuộc về sở hữu của hai người Mỹ khác nhau, và họ đã hiến tặng cho MET trong những năm 87, 89, 92, 94, để rồi được gắn lại, và trưng bày tại MET.

Đại diện của nhà đấu giá Sotheby’s đã phát biểu “…chúng tôi thất vọng về phán quyết của tòa án và sẽ nộp đơn chống lại phán quyết này”. Như vậy câu chuyện trở về của bức tượng Duryodhana với nhân dân Campuchia vẫn còn một quãng đường ở phía trước.

Đây đang là một bài học kinh nghiệm nóng hổi cho những nước muốn bảo vệ các giá trị văn hóa của mình, đặc biệt là những tác phẩm nghệ thuật mang đậm chất văn hóa dân tộc. Một điểm nổi trội nhất của bài học này đó là chỉ khi nào có sự chung tay hành động của những chính phủ liên quan, những quan chức chính phủ phụ trách văn hóa thì cơ hội bảo vệ những giá trị văn hóa đích thực mới khả thi. Tại Việt Nam chúng ta, trong năm 2008, từng nổi lên việc con trai cố họa sỹ Bùi Xuân Phái là Bùi Thanh Phương có ý định kiện nhà đấu giá Sotheby’s về việc bán đấu giá tranh giả, nhưng đã không thành công.Vụ việc này đã đang góp phần làm sai lêch những giá trị văn hóa Việt đích thực của các tác phẩm nghệ thuật trên trường quốc tế.  Đứng ở góc độ là người được chính học viện nghệ thuật Sotheby’s đào tạo, là tác giả bài viết này cho rằng phải đi bằng con đường chính thống và bài bản cộng với sự ủng hộ bằng hành đông cụ thể của chính phủ thì mới có thể thắng kiện các nhà đấu giá danh tiếng, mới có thể thu về những giá trị văn hóa cho dân tộc.

(Nguồn: New York Times, Times Magazine, United State Attorney’s Office, biên tập bởi Nguyễn Đức Tiến – HV Học viện Nghệ thuật Sotheby’s)