Munch ông sinh 12/12/1863 mất 23/1/1944 tại Na Uy, cuộc đời trải dài ở ba địa danh chính là Christiania, Berlin và Paris, ông là họa sỹ thuộc trường phái tranh biểu tượng-symbolism. Tranh của ông có hai dạng chính là tranh vẽ và tranh đồ họa. Nói đến Munch là người ta nhắc đến bức tranh The Scream-Tiếng thét đã được bán với giá gần 120 triệu đô la Mĩ vào đầu năm 2012.

Bất cứ ai đến thủ đô Oslo của đất nước Na Uy và tìm kiếm những tác phẩm hội họa của Edvard Munch, đều sẽ được ngắm bức tranh tự họa vô cùng ấn tượng về ông, vẽ năm 1895tại bảo tàng Oslo, Na Uy. Tại thủ đô Berlin của Đức ta cũng có thể được ngắm chân dung ông tại sảnh trung tâm của Phòng tranh Quốc gia, qua đó đã thấy được sự nổi tiếng của ông.

DSC06601
 

Munch là học trò của Christian Krohg (1852-1925), người dẫn đầu đội ngũ nghệ sỹ danh tiếng của Na Uy. Xin mời các bạn ngắm nhìn bức tranh có tên”Self-portrait with Burning Cigarette.” Chất liệu sơn dầu, kích thước 110,5 x 85.5 cm, vẽ năm 1895. Thông điệp chính của bức tranh là “Ông đã vượt qua mọi điều tiếng của xã hội, cực nhọc của lao động, và rủi ro của cuộc đời để tự tin,đứng vững.” Bàn về sự thành công của bức tranh này, chúng ta sẽ thực hiện ở dịp khác, hãy cứ ngắm nhìn và cảm nhận.

Hôm nay chúng ta hãy khám phá bức tranh The Scream dịch là Tiếng thét, sáng tác năm 1893 của Munch đang trưng bày tại bảo tàng Oslo, Na Uy. Thực tế Edvard Munch đã vẽ bức tranh The Scream ra 4 phiên bản, hai bằng phấn màu (1893 và 1895) và hai bằng sơn (1893 và 1910). Chính xác là bức tranh vẽ năm 1895 bằng phấn màu đã được bán đấu giá với giá 118,922,500 đô la Mĩ.

DSC06602
 

Câu hỏi “tại sao bức tranh lại có giá khủng đến như vậy?”, có lẽ khó có ai có thể có câu trả lời trọn vẹn, chúng tôi dưới góc nhìn của người yêu thích khám phá hội họa, xin cùng chia sẻ “Những giá trị Văn hóa ẩn chứa trong tranh của Munch” cho các bạn đã, đang và sẽ yêu hội họa tại Việt Nam.

Một hình bóng người đàn ông trong tranh đang thể hiện nỗi sợ hãi, sự cô đơn trong khung cảnh ngoài trời-ở đó không xuất hiện bất cứ bóng dáng nào của sự an ủi-không gian dâng tràn tiếng thét và âm thanh dội lại của tiếng thét-lan tỏa khắp mặt vịnh biển và vòm trời màu đỏ máu. Cái vịnh biển và những con thuyền, cây cầu với nét vẽ xiên chéo độc địa kéo dài gần hết mặt tranh (đó là cây cầu tại Nordstrand, Na Uy. Trong nhật ký của mình, Munch viết, trong giai đoạn ông bị ốm tại vùng Nice vào năm 1892 mà đã gợi nhắc đến cảnh ông vẽ trong bưc tranh The Scream “Tôi đi bộ ra ngoài với hai người bạn, mặt trời đang lặn-bỗng nhiên bầu trời ửng đỏ một màu máu-tôi sững lại, cảm thấy hụt hơi, mệt lả, và chống tay vào lan can cầu-có máu và những cái lưỡi lửa phía trên cái vịnh biển hẹp màu xanh đen và thành phố-những người bạn tôi vẫn tiếp tục đi, chỉ có tôi đứng lại, run lên vì sợ-và tôi cảm nhận thấy tiếng thét liên tục vụt qua tôi để dội vào không trung”

 

DSC06605

Nhà nghiên cứu lịch sử hội họa người Mĩ là Robert Roseblum đã giả thiết rằng xác ướp Pê-ru –Peruian Mummy đang trưng bày tại bảo tàng De ‘’Home (Musée de l’Homme, Paris, France) là hình mẫu để Munch dựa vào và vẽ cái đầu chết choc trong tranh The Scream. Điểm tương đồng là xác ướp có hướng ngước nhìn lên, những bàn tay hướng lên nắm giữ lấy cái đầu giống như bức tranh Tiếng thét, quả đúng là như vậy. Theo những nguồn văn học, trong tác phẩm của Fyodor Dostoyevsky (Sự nổi tiếng của Munch), ông đã trích dẫn đoạn thông tin từ nhà triết học Soren Kierkegaard (1813-1855), người mà chính Munch cũng đã đọc sau này, đoạn này có nói đến mối liên hệ giữa họa sỹ và quang cảnh trong tranh, được trích dẫn như sau “Tâm thức tôi nặng nề đến mức không thể nâng dậy được dù là chút it, thậm chí như bị nhốt chặt trong một đám mây. Nếu có bất cứ sự vùng vẫy nào, nó chỉ như trượt đi trên mặt đất, giống như con chim bị ấn xuống khi bay phía trước cơn bão. Sự ngột ngạt và mối lo âu đang bủa vây tâm thức tôi, cảm giác như cơn động đất đang đến.” Như vậy khẳng định rằng những thông điệp trong tranh của ông đã được các học giả trên thế giới giả định và phân tích rất sâu sắc.

Vậy tại sao Edvard Munch có thể sáng tác được bức tranh nổi tiếng vậy, chúng ta hãy nhìn vào những trải nghiệm cuộc đời và hoàn cảnh gia đình ông đã từng sinh ra và lớn lên lúc đó tại Christiania (đây là tên của thủ đô Oslo, Na Uy, được sử dụng cho đến tận năm 1924). Những hình ảnh về những dáng vẻ ốm yếu và đoan trang đã phủ bóng lên tâm thức ông từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Năm ông năm tuổi, mẹ ông ra đi vĩnh viễn-năm ông mười bốn tuổi, người chị gái Sophie bị chết vì lao phổi, một căn bệnh phổ biến thế kỷ 19. Năm 1889, người cha cũng qua đời khi Munch đang ở Pari, Pháp. Nỗi sợ về gia đình của mình đã ám ảnh ông suốt những năm của thập niên 1890. Chính Munch đã nói những sự sống và cái chết của cuộc đời là nhân tố quyết định giúp ông phát triển bản thân và nghệ thuật “Nếu không có nỗi sợ hãi và bệnh tật, cuộc đời tôi sẽ như con thuyền không có bánh lái”

Một phần những giá trị Văn hóa bí ẩn quang bức tranh The Scream-Tiếng thét của Edvard Munch là như vậy. Hỡi những người yêu nghệ thuật, yêu tranh của Munch hãy ngắm tranh của ông, để rồi mỗi người có những cảm nhận và khám phá của riêng mình, đưa mình hòa nhập với văn hóa Thế giới nhé.

(Nguồn: Tác phẩm Edvard Munch của Ulrich Bischoff, 2012 và biên tập của TS Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net)