Vụ kiện thứ nhất: Nhà sưu người Mĩ tập kiện nhà đấu giá Sotheby’s Mĩ vì đã bán cho anh ta bức tranh thuộc sở hữu của Nazi-Đức Quốc Xã, và bây giờ tác phẩm nghệ thuật này không thể bán được trên thị trường tranh thế giới.

Allegorical_Portrait_of_a_Lady_as_Diana_Wounded_by_Cupid
 


Allegorical Portrait of a Lady as Diana Wounded by Cupid – Chân dung nàng Diana bị thương bởi mũi tên tình ái, họa sỹ Louis-Michel van Loo người Pháp, sáng tác thế kỷ thứ 18

Một nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật bậc thầy cổ điển nói rằng một bức tranh anh ta mua từ nhà đấu giá Sotheby’s vào năm 2004 nay đã không còn giá trị bởi vì nó đã từng một lần thuộc sở hữu của tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã là Hermann Goering và có thể từng bị cướp bởi những tên Quốc Xã, và đó là nguyên nhân nhà sưu tập kiện nhà đấu giá ra tòa tại bang California, Mĩ vào ngày 21 tháng 3 năm 2013.

Việc phát hiện ra bức tranh có mối liên hệ với Hermann Goering chỉ được làm sáng tỏ khi nhà sưu tập Steven Brooks, chủ sở hữu bức tranh quyết định đem ủy thác bán tác phẩm tại nhà đấu giá Christine’s năm 2010. Các chuyên gia của nhà đấu giá đã tìm thấy thông tin Hermann Goering mua bức tranh vào năm 1939. Christie’s đã từ chối đấu giá tác phẩm, Sotheby’s cũng từ chối đấu giá tác phẩm đồng thời từ chối hoàn trả tiền cho Steven Brooks tập, sau đó khiếu nại đã xảy ra.

Brooks khiếu nại rằng trách nhiệm của Sotheby’s là phải nghiên cứu xác định nguồn gốc xuất xứ bức tranh Allegorical Portrait of a Lady as Diana Wounded by Cupid – Chân dung nàng Diana bị thương bởi mũi tên tình ái, họa sỹ vẽ tranh là Louis-Michel van Loo người Pháp sáng tác thế kỷ thứ 18, và rằng nhà đấu giá phải thông báo cho người mua tiềm năng tại cuộc đấu giá ở London rằng tác phẩm đã từng thuộc sở hữu của Goering. Thực tế năm 2004, Brooks đã trả 57,600 bảng Anh tương đương 96,000 đô la Mĩ để mua tác phẩm.

Mối liên hệ với Quốc Xã, vụ việc này giống như tạo ra một đám mây mù trên tác phẩm-không thể chắc chắn được ai là người sở hữu chính thức bức tranh hay là bức tranh đã bị cướp và dẫn đến vụ việc bức tranh không thể bán được và không có giá trị.

Không như thông thường, không có chứng cứ về việc tác phẩm đã bị cướp, mới chỉ nghi ngờ tác phẩm có thể bị cướp cũng như không có nguyên đơn nào đi kiện về việc bị cướp đã từng được nhắc đến. Steven Thomas, một chuyên gia về luật nghệ thuật tại hãng Irell & Manella kỳ vọng là Sotheby’s sẽ phải đấu tranh xóa bỏ những nghi ngờ này, bởi có như vậy mới tạo ra tiền lệ tốt cho thị trường buôn bán nghệ thuật, hơn là họ ứng xử với vụ việc của Brooks như vậy. Vụ việc này là chưa từng xảy ra trong việc tranh tụng, bởi mới chỉ có nghi ngờ chứ chưa hề có nguyên đơn, chuyên gia này nói “bức tranh thuộc sở hữu của Goering những không có nghĩa là nó bị cướp”.

Đây là vụ kiện cần làm sáng tỏ “trách nhiệm của nhà đấu giá là đáp ứng cho người mua những thông tin về những tác phẩm trước khi bán” và nếu như vậy “những nhà sưu tập có thể hy vọng được đối xử công bằng khi đưa các tác phẩm nghệ thuật ra đấu giá trên thị trường”, đây là phát biểu của luật sư đại diện cho nhà sưu tập Brooks là Thomas LoSavio từ hãng luật Low Ball & Lynch.

Sotheby’s từ chối bình luận về vụ kiện cũng như trả lời những câu hỏi liên quan đến nguồn gốc tác phẩm.

Trong quyển ca ta lô về các tác phẩm đấu giá năm 2004 do nhà đấu giá Sotheby’s cung cấp đã không có thông tin về nguồn gốc bức tranh giai đoạn từ 1906 đến 1987. Mặc dù chính nhà đấu giá Christie’s nói rằng Goering đã mua tác phẩm nhưng Christie’s cũng đã không thể xác định được lịch sử của bức tranh giai đoạn 1906 đến năm 1939. “ Sự không chắc chắn này...và phần lịch sử còn chưa xác định rõ của bức tranh dẫn chúng ta tới một kết luận rằng chúng ta đã không thể đưa ra một danh phận tốt cho bức tranh”, người phát ngôn của nhà đấu giá Christie’s đã nói như vây.

Những nhà môi giới nghệ thuật nói rằng họ không giống như nhà đấu giá, họ sẽ không chạm tới các tác phẩm nghệ thuật khi nó không thể làm rõ nguồn gốc trong giai đoạn 1933 đến 1945, giai đoạn những kẻ Đức Quốc Xã lên nắm quyền.

Luật sư Thomas nói, làm sao có thể xác định được có bao nhiêu tác phẩm sẽ bị tung hỏa mù như này, “ tuy nhiên chúng ta cũng sẽ chẳng ngạc nhiên chút nào khi các tác phẩm bị tung hỏa mù tương tự sẽ vẫn được các nhà đấu giá hay các nhà môi giới nghệ thuật giao dịch, bởi chính nhu cầu của thị trường sẽ quyết định việc mua bán.”

Tòa án liên bang tại California đã tuyên bố không chấp nhận đơn kiện của Brooks chống nhà đấu giá Sotheby’s trong đầu tháng 7, 2013. Thẩm phán thông báo rằng sẽ không xử vụ kiện tài sản này bởi việc mua bán tác phẩm nghệ thuật diễn ra tại Anh.

Như vậy tòa án đã không nói gì đến những khiếu nại của Brooks về vai trò của Sotheby’s trong việc cần phải thông báo cho các khách hàng tiềm năng tại London về nguồn gốc tranh, chứ Brooks không khiếu nại về tài sản.

Vì chính nhà đấu giá Christie’s chứ không phải Sotheby’s, phát hiện ra mối liên hệ với tên tội phạm chiến tranh Goering khi Brooks dự định ủy thác bán tác phẩm tại Christie’s năm 2010.

Tại sao tòa án Mỹ từ chối tiếp nhận vụ kiện, vì tòa đồng ý với Terms of business – Điều khoản kinh doanh của Sotheby’s đã được in sẵn trong ca-ta-lô đấu giá năm 2004 rằng tòa án tại Anh có toàn quyền nghe và phán xử các vụ tranh chấp. Ngay cả khi có người khiếu kiện về việc bức tranh bị cướp thì cũng sẽ được xem xét xử tại tòa án Anh.

Tòa án tuyên bố rằng việc giới hạn vị trí địa lý nơi mà Sotheby’s có thể bảo vệ mình là sự hợp lý: “Bởi vì Sotheby’s điều hành khoảng 250 cuộc đấu giá mỗi năm tại 40 quốc gia trong 10 phòng đấu giá toàn cầu, với sự trải rộng như vậy, nó sẽ rất dễ phát sinh các vụ khiếu nại đến từ nhiều nguyên đơn và từ nhiều vùng lãnh thổ.”

Thông báo của Tòa án bang California cũng nêu rằng việc mua bức tranh của họa sỹ Van Loo là lần mua thứ 32 của Brooks tại nhà đấu giá Sotheby’s tại London. Và rằng nhà sưu tập đã quá quen thuộc với Ca-ta-lo đấu giá.

Câu hỏi cuối cùng dành cho nhà sưu tập Brooks rằng liệu có tiếp tục theo đuổi vụ kiện tại London hay không, Thomas luật sư đại diện thông báo rằng “Chúng tôi đang xem xét những lựa chọn của chúng tôi”

Thưa Quý độc giả, tôi đã tham gia thảo luận về vụ kiện này trong thời gian nghiên cứu về Luật Nghệ thuật tại học viện nghệ thuật Sotheby’s, vì vậy xin hẹn một dịp khác để trình bày về những bất lợi của nhà sưu tập Brooks trên cơ sở phân tích Điều khoản Kinh doanh của nhà đấu giá Sotheby’s.

(Tiếp theo: Vụ kiện 100 triệu đô la tại nhà đấu giá Christie’s)

TS.Nguyễn Đức Tiến – Học viên học viện Nghệ thuật Sotheby’s, Nhà đấu giá Sotheby's 8/2013