Renoir – Phong cách Nghệ thuật mới giai đoạn 1867 – 1871

Giai đoạn giữa thế kỷ 19 là giai đoạn các họa sỹ tranh đấu gian khổ để tìm ra những phong cách nghệ thuật mới. Quán café có tên Guerbois tại đường Grande khu Batignolles, Paris là nơi các họa sỹ và Renoir thường tập trung vào buổi tối để tranh luận kịch liệt. Khu Bagtinolles có một hội các họa sỹ do một nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật là Manet đứng đầu, Manet có tầm ảnh hưởng ngang với những nhà phê bình nghệ thuật danh tiếng cùng thời là Zoka, Theodore, Duret, Zaharie Astruc và Edmond Duraty. Trong các cuộc tranh luận thì Renoir lại là người ít nói. Với ông bức tranh không cần quá nhiều những quy tắc, quy trình nghiêm ngặt, mà một phác thảo đẹp chỉ khi nó được tạo ra từ niềm cảm hứng về vẻ đẹp và sự khiêm nhường của họa sỹ. Trên thực tế các nhà phê bình đã cho rằng tranh của Renoir lại có được những táo bạo và tiến bộ nhất vào giai đoạn này. Nguyên tắc vẽ của Renoir là chỉ vẽ cái được nhìn thấy bằng mắt và vẽ nó một cách thật nhất có thể. Chính những họa sỹ nông dân vùng Barbizon là Jean Francois Millet và Curbet đã bắt đầu vẽ theo phong cách này. Hầu hết các bức tranh được vẽ trong studio vì vậy nó thiếu đi phần ánh sáng của không gian ngoài trời. Trong sự nỗ lực của Renoir và các họa sỹ để vẽ lại thật trung thực, thật tự nhiên, các họa sỹ đối mặt với vấn đề khi vẽ những mảng màu tối.  Xem xét một cách kỹ lưỡng các họa sỹ phát hiện trên thực tế bóng mờ rất đa dạng về mức độ sáng tối, với màu xanh da trời – blue là màu chủ đạo. Đây là điều đã được nghiên cứu chính xác ở bên ngoài trời, khi nhìn vào mẫu vẽ, đây chính là lý do Renoir và Monet hứng thú với vẽ tranh bên ngoài studio. Điều kiện ánh sáng ngoài trời và sự phản chiếu ánh sáng của các vật xung quanh lên mẫu vẽ đã làm cho mầu sắc mẫu vẽ trong tranh trở nên đa dạng về màu sắc. Các họa sỹ chú ý vào việc tạo ra sự đu đưa của ánh sáng không gian hòa trộn với sự sắc nét của đường viền nhưng vẫn làm cho các vật thể  được thấy rõ ngang bằng nhau, trong sáng.

Bằng phong cách vẽ  tranh này, các vật thể trong tranh trở nên nổi trội hơn: những tán lá cây, những bông hoa, nước, mây, khói, những chiếc thuyền, những cái váy đẹp của những cô gái đẹp, những chiếc dù sặc sỡ, và mọi người trong tranh dịch chuyển một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Họ không thích vẽ những bức tranh bị hòa trộn bởi truyền thống và những quy tắc nghiêm ngặt. Cái mà Renoir và Monet tìm kiếm là vẻ đẹp từ cuộc sống mọi người xung quanh họ, từ cuộc sống nơi mà nó đang tuôn chảy theo cách thuần khiết nhất, và cả những nơi có những điều mới mẻ họ trải nghiệm qua như các sự kiện thể thao hoặc nơi tiện nghi sống thay đổi nhanh chóng tại các thành phố lớn.

 

DSC07708

Lise, 1867, Oil on canvas, 184x115 cm, Essen, Museum Folkwang

DSC07703

 Woman of Algiers, 1870, Oil on canvas, 69x123 cm, Washington, DC., National Gallery of Art, Chester Dale Collection

Kiệt tác đầu tiên của Renoir chính là bức tranh Lise (1867), bức tranh đã từng được trưng bày tại Salon vào mùa xuân năm 1868. Đây là bức chân dung có kích thước như thật của người bạn gái Renoir là Lise, một bức tranh như này thường chỉ được đặt vẽ bởi Hoàng gia thời đó. Với bức tranh này nhà phê bình nghệ thuật W. Burge-Thoré nhận xét “tất cả mọi thứ trong tranh thật sự tự nhiên và được họa sỹ truyền tải thật chuẩn xác vô cùng, nó làm cho những hình ảnh của tự nhiên với những màu sắc thường được quy ước sẵn trong hội họa dường như trở thành sai”, còn nhà phê bình Astruc gọi Lise “Cô con gái của công chúng nổi bật trong trang phục của người Pari.” Ba năm sau Renoir tiếp tục vẽ bạn gái Lise trong bức tranh có tên Woman of Algiers. Nhân vật trong tranh được vẽ trong trang phục đậm chất phương Đông, một mốt phục trang trong những năm này ,mà từng được khởi đầu bởi bức Women of Algiers của Delacroix.

DSC07706
 

 Alfred Sisley and Hí Wife, 1868, Oil on canvas, 105x75 cm, Cologne, Wallraf-Richartz-Museum

Năm 1868, Renoir hoàn thành bức tranh Alfred Sisley and His Wife. Cặp mắt của người đàn bà và chiếc váy làm cho bức tranh trở nên cuốn hút vô cùng và rằng cô ấy được chú ý đến bởi chính hai điều này. Cách sử dụng đường nét và màu sắc của Renoir rất cân đối cho thấy ông rất chú trọng đến các qui tăc vẽ của các kiệt tác trưng bày trong bảo tàng Lurve. Bức tranh này có một đặc điểm là sự tác động lẫn nhau của ánh sáng và những màu sắc phản chiếu ở mức độ yếu hơn so với bức Lisa, bởi bức tranh chưa kết nối nhiều với cảnh vật xung quanh. Đây là một kiểu phong cách nổi trội của Renoir trong các bức tranh phong cảnh rộng. Trong bức tranh có tên Pont des Art, Renoir đã kết hợp phong cách vẽ nhẽ nhàng cùng với phương pháp hình học chính xác để vẽ những con tàu hơi nước, chiếc cầu sắt hiện đại để ghi lại sự nhộn nhịp của một trong những trái tim của Pari là Học viện Nghệ thuật.

DSC07707

The Pont the Art, 1867, Oil on canvas, 62x102 cm, Pasadena, Norton Simon Foundation

DSC07704
 

 La Grenouillére, 1869, Oil on canvas, 66x81 cm, Stockholm, Statanes Konstmuseer

Những nỗ lực chung của Monet và Renoir trong thể hiện vẻ đẹp đã được tìm thấy trong bức tranh Grenouillere. Đám đông tập trung bên bờ sông trên bến tàu, những chiếc cabin nhấp nhô, những người đang tắm, những chiếc thuyền nhỏ đang chèo qua, và trên tất cả là mặt nước phản chiếu ánh sáng long lanh với nhiều màu sắc phản chiếu-tất cả đã được chụp lại bởi những nét vẽ vuốt lớn, tự nhiên bằng bút lông. Bức tranh này thiếu tất cả những yếu tố miêu tả quang cảnh của cuộc gặp gỡ với những trao đổi đến mức náo loạn hay như những đám đông đang gặp gỡ chúc mừng nhau. Giai đoạn này Monet và Renoir mỗi người có ba bức tranh, mà những dấu tích họa sỹ vẽ đến ngày nay vẫn được truy tìm cũng như phong cách vẽ của các ông là rất khó phân tích.

 

DSC07705

 The Promenade, 1870, Oil on canvas, 80x64 cm, Los Angeles, Thẹ.Paul Getty Museum

“Ấn tượng từ Tự nhiên” là cụm từ thông dụng nhất trong các cuộc thảo luận tại Café Guerbois, và giờ đây nó được thể hiện trong tranh. Những thời khắc bất chợt, tình cờ, là những khoảnh khắc hấp dẫn đã được ghi lại tức thì như khi nó xảy ra. Như những sự dịch chuyển ánh sáng, dòng ánh sáng liên tục chảy xuyên vào căn phòng và bị tóm lại với màu sắc rực rỡ của một ngày hè tràn đầy ánh sáng. Những bức tranh như vậy đã được ra đời nhưng nó vẫn chưa được gọi là phong cách gì cho đến tận năm năm sau người ta gọi nó là: ‘Impressionism-Trường phái Ấn tượng’

(Nguồn: Tác phẩm Renoir của Peter H. Feist, nhà xuất bản Taschen, biên dịch bởi TS. Philip Nguyen từ www.ramgallery.net, 25/7/2013)