René Magritte & bức tranh The Listening Room, 1952

DSC06594

“…Những bức tranh của tôi khi vẽ về những vật thể, rất gần gửi trong cuộc sống, không nhắm khơi dậy lên những câu hỏi hết lần này đến lần khác. Hãy nhìn vào bức tranh, quả táo, là một ví dụ: bạn không hiểu, cái gì mà kỳ lạ đến vậy, liệu có phải nó là thật không,..” René Magritte

René Magritte & bức tranh The Magician, 1952

DSC06596

Magritte đã viết cho một người bạn vào năm 1953 rằng bưc tranh The Magician là một bức tự họa “bất cứ một ai đam mê điên cuồng về những sự chuyển động hoặc tĩnh sẽ không thích bức tranh này” Đây là một trong số ít những bức tranh Magritte tự họa, trình diễn ông thực hiện nhiều hành động cùng lúc, ông cảm ơn bốn cánh tay và bàn tay đã giúp ông làm điều này.

René Magritte & bức tranh Attempting the Impossible , 1928

Một thân thể người đàn bà xuất hiện trong tư thế nuy nhưng chưa hoàn hảo bởi một cánh tay còn thiếu. Họa sỹ đang tiếp tục dùng bút để ghép tiếp những mảnh vỡ để hoàn thiện cánh tay trần của người đàn bà.

 

DSC06599

Tác giả Marcel Parquet trong tác phẩm René Magritte xuất bản nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập nhà xuất bản Taschen danh tiếng của Đức đã nhận định rằng Magritte muốn tập trung thể hiện những mối quan hệ nam và nữ nhạy cảm trong tranh, trong khung cảnh chỉ có một mình họa sỹ với cái nhìn chằm chằm, soi mói, thèm muốn hướng vào cơ thể người mẫu, và đây là một phần bắt buộc của công việc sáng tác hội họa. Vì vậy sẽ dễ tạo ra những xúc cảm xung đột tích cực và tiêu cực. Xung đột này đến từ đâu? Chính xác là xuất phát từ Quan điểm và Công việc của các nghệ sỹ, người sẽ trình diễn những rung cảm về cơ thể người đàn bà vào trong tác phẩm của họ bằng cách có thể cảm xúc nhất. Trong bức họa này của Magritte, chính là sự rung cảm về cánh tay trần của người đàn bà. Hội họa của René Magritte chưa bào giờ thể hiện điều gì gây cảm xúc tiêu cực cho người xem.

Ông luôn sử dụng kỹ thuật nghịch lý, nó diễn ra trong tranh của ông, và luôn luôn nhằm đạt mục đích sáng tạo ra những sự quấy rối tinh thần khan giả, bằng sự hư hư thực thực. Trong bức tranh này, ông muốn thể hiện sự đam mê những cánh tay của người đàn bà ở hai góc nhìn, góc nhìn cánh tay hoàn hảo, và góc nhìn trái ngược lại hoàn toàn là cánh tay dang dở, không hoàn thiện. Magritte đã trình diễn niềm đam mê của mình trong tranh làm cho ta liên tưởng ông đang điêu khắc lên người đàn bà trong mơ của mình hoặc đang quét sơn lên cơ thể trần trụi vô hình của Nàng yêu.  Trong tranh ông đã thể hiện người nghệ sỹ đang khỏa lấp khoảng trống giữa thực tại và tưởng tượng, cụ thể đó là chỉ được ngắm nhìn người mẫu thực, rồi rung cảm, tưởng tượng để vẽ.

Ma thuật vẽ của René Magritte luôn luôn dựng nên sự giản đơn đến sửng sốt và dường như không bao giờ có câu trả lời cho dù đó là vấn đề cơ bản nhất của hội họa, điều này cũng từng xảy ra trong tác phẩm của Alberti, Leonardo, Velazquez, Picasso và nhiều họa sỹ khác, câu hỏi là “Đó có phải là hình ảnh của hình ảnh – The question of the imagine of the imagine”.

Thủ thuật của Magritte là, cái gì nhìn thấy được, thì phải vẽ đầy đủ với đầy đủ cảm nhận, niềm đam mê một cách tích cực, sự đam mê tập nhiều vào chi tiết hơn là tổng thể. Sự huyền ảo trong tranh của ông bắt nguồn từ mắt nhìn của họa sỹ và chính cái đẹp huyền ảo của cơ thể người đàn bà, đó là một thực tế được chấp nhận, nó đến từ vô số xúc cảm của cả hai phía người mẫu và họa sỹ.

Bức tranh Attempting the Impossible – Cố gắng làm điều không thể vẽ năm 1928 của René Magritte đã thực sự gây ra sự xáo trộn lớn trong tâm thức người xem tranh về hai mảng tách rời là tranh vẽ và các nhân vật trong tranh.

 

DSC06600

(Nguồn: Tác phẩm René Magritte của Marcel Parquet, 2012 & Biên tập củaTS. Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net)