René là họa sĩ người Bỉ, ông từng được bình chọn là một trong 9 người Bỉ có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng người Pháp và là một trong 18 người Bỉ có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng người Hà Lan. Ông sinh 21/11/1898, mất 15/8/1967. Những tác phẩm hội họa của ông thuộc về trường trường phái Siêu thực (Surealism) của Hội họa hiện đại (Modern Art). Chính đất nước Bỉ nơi ông sinh ra và giai đoạn lịch sử xã hội thời kỳ ông lớn lên và hình thành nhân cách đã tạo nên con người Họa sỹ và phong cách vẽ là ông, René Magritte. Nước Bỉ không lấy gì làm lớn so với các nước Châu Âu, nhung luôn có những cuộc cãi vã, xung đột không bao giờ chấm dứt về luật pháp và hành chính, bởi chính phủ được hình thành bởi hai nhóm sắc tộc là Flemington ở miền bắc theo Thiên chúa giáo và Walloon ở miền Nam không theo một tôn giáo nào cả. Bất cứ một nhà quan sát nước ngoài nào cũng đều nhận xét chính quyền Bỉ có một nét đặc trưng là những nhà lãnh đạo luôn có những tư duy Siêu tưởng. Trong xã hội Bỉ, René Magrette được coi như thuộc về tầng lớp trung lưu, ông từng tham gia các đảng phái chính trị, và việc tham gia này được lý giải bởi những mâu thuẫn trái ngược trong tính cách của ông. Trên tất cả, sự độc đáo của ông là biểu diễn những sự huyền diệu trong mỗi vật thể, mà với hàm ý nó thuộc về vạn vật (thiên nhiên) chứ không thuộc về riêng ai hoặc cái gì đó.
Bức tranh The Door to Freedom – Cánh cửa tới Tự do là một tác phẩm điển hình trình diễn những bí ẩn sau những gì ta gọi là huyền ảo. Trong tranh, một khung cảnh trong veo với những cánh đồng cỏ rộng trải ngược lên đỉnh đồi, nơi có những đám cây rậm lá, bao trùm lên không gian đó là bầu trời trong vắt, tất cả đem lại cảm giác về một sự tự do của một không gian rộng mở bên phía ngoài cửa sổ. Hình ảnh trong tranh sẽ thật hoàn hảo nếu không có hình ảnh hàng ngàn mảnh kính vỡ vương vãi từ khung cửa sổ. Điều kỳ lạ là hình ảnh của thiên nhiên bên ngoài của sổ vẫn in hình trên các mảnh kính vương vãi, không mất đi. Câu hỏi đặt ra, phải chăng họa sĩ vẽ trên kính, chứ không phải có cảnh đó sau cửa sổ, nhưng nhìn xuyên qua ô kính vỡ, người xem vẫn thấy khung cảnh tươi đẹp vẫn còn đó. Không có một câu giải đáp nào thỏa đáng, chỉ có thể giải thích rằng những mảnh vỡ do Rene tạo nên là một sự không logic, mâu thuẫn.
Mối liên hệ giữa hình ảnh của đời thực và tranh vẽ bị Rene làm biến dạng đi, nên đã làm người xem nghi ngờ về tính trung thực của những sự việc trong tranh do ông vẽ. Có lẽ chỉ duy nhất hai vạt rèm của sổ kiểu Trompe-L’oeil từng được nhìn thấy trong các tranh cổ nhiều thế kỷ trước là thật. Đó chính là phong cách Siêu thực.
Trường phái siêu thực nổi lên mạnh mẽ giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, và trường phái Siêu thực là “Bản tuyên ngôn đầu tiên” nói về việc “giải quyết tất cả những trói buộc của cuộc sống con người”.
Bức tranh có tên Perspicacity của René vẽ năm 1936, cũng đã nói lên tuyên ngôn đó. Nghĩa cua cụm từ Perspicacity là một sự hiểu biết sâu sắc, xuyên suốt của một trí tuệ có tầm nhìn, để có thể hiểu được thấu đáo tận cùng bên trong mỗi sự vật. Bức tranh có bố cục chính gồm ba khối Quả trứng-Người họa sỹ- Con chim tung cánh.
Ánh mắt người họa sỹ nhìn thẳng vào quả trứng với cái nhìn sắc lẹm như xuyên thấu, mọi thứ khác gồm có chop mũi, bờ môi, cặp lông mày, chiếc cằm cũng đều dồn hết về cùng một hướng với ánh mắt. Cảnh này lột tả những suy luận đang diễn ra trong đầu họa sỹ với những hình ảnh quá khứ-hiện tại-tương lai của một sinh linh dưới lớp vỏ một quả trứng duy nhất trong tranh.
Quả trứng nhỏ bé, mỏng manh đặt trên một chiếc bàn lớn khăn phủ màu da cam, sự tương phản về kích thước vật thể và màu sắc, giữa cái nhẹ nhàng tinh khiết của quả trứng màu trắng và sự nóng bỏng của một màu cam, đã thể hiện được thông điệp về sự quẫy đạp mạnh mẽ của một sinh linh đang tồn tại bên dưới lớp vỏ trứng mong tang kia. Nó gợi lên những ý tưởng huyền diệu nào đó cho người xem tranh.
Một nền tường màu xanh da trời, nhưng là khi trời còn mờ sáng, một giá vẽ với một toan vẽ có hình con chim đang tung cánh bay lên cũng có một màu với nền tường (trời) xanh. Thể hiện một mối liên hệ khăng khít, và khát khao giữa chim và trời. Một ấn tượng rất lạ là bàn tay của người họa sỹ đang cầm chiếc bút vẽ lại hằn lên những nét cơ tay rắn khỏe vẽ nên con chim lại mang lại cảm giác như dồn hết lực để điêu khắc nên con chim như một nhà điêu khắc, bàn tay họa sỹ như đang truyền tải hết những tinh hoa cảm nhận được từ đôi mắt của mình vào bàn tay và bút vẽ. Rõ ràng hình ảnh con chim được vẽ nên bằng sự xúc cảm, tuệ mẫn, ý chí, hiểu biết xuyên thấu của René, chứ không phải bởi nhìn vào một hình mẫu con chim cụ thể.
Sự bất hợp lý của tranh đó là không có họa sỹ nào trên đời thường lại đặt mẫu vẽ là một quả trứng chim mà lại không vẽ quả trứng, để rồi vẽ lại là hình ảnh một con chim.Toàn bộ tranh đã toát lên tư tưởng muốn giải thoát khỏi thực tại khó khăn của thời cuộc, bằng ý chí mạnh mẽ rằng sẽ phá bỏ những thực tại, để rút ngắn thời gian, đạt tới tương lai, dù bầu trời con chưa sáng. Đây chính là phong cách Siêu thực của René Magrette.
René rất ngưỡng mộ nhà làm phim, đạo diễn Mark Senette, người đã làm được tới 500 bộ phim tính cho đến năm 1930, và rất nhiều phim mang tính hài hước. Ông đã có những bức vẽ Siêu thực, hài hước đến khó tin. Bức tranh Tưởng nhớ đến Mack Senette, 1937 thật siêu tưởng tượng, một chiếc tủ mở bung một bên cánh, và cánh còn lại đóng chặt, duy nhất một chiếc váy ngủ lộ ra. Những nét mềm mại của váy như ẩn hiện sự quyến rũ của chủ nhân chiếc váy. Dưới góc nhìn Siêu thực của họa sỹ, như đại diện của những người đàn ông, đàn bà sinh sống trong giai đoạn chiến tranh với những them khát con người, không được thỏa mãn, thì chỉ có thể đạt được điều mình muốn bằng sự tưởng tương. Và đây, nổi bật ra ngoài lớp vải của chiếc váy lại là hai bầu vú đẹp mê hồn của người đàn bà, quá bất hợp lý. René đã truyền tải thật thành công giữa thực và ảo, giữa thực và mơ. Tuyệt vời.
(Nguồn: Tác phẩm René Magritte Painting của Marcel Paquet, 2012 và lời bình của TS. Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net)