Một thực tế là những người  đã tìm hiểu về Leonardodi Vinci - Danh họa thiên tài, đều thấy toàn bộ cuộc đời ông luôn giống như một đứa trẻ luôn tìm nhiều cách để chơi; nó từng được nói rằng tất cả những người đàn ông vĩ đại luôn bị thôi thúc giữ lại những phần trẻ con trong mình. Thậm chí khi trưởng thành ông vẫn tiếp tục chơi như trẻ con và đây chính là một lý do nữa giải thích tại sao ông thường xuất hiện một cách khó hiểu hơi huyền bí trong các tác phẩm còn đến ngày nay.
leonadro_da_vinci_1_up
Trong bài viết này chúng ta sẽ biết thêm về ông trong giai đoạn 1469-1480, lúc ông mới chỉ là một họa sĩ trẻ tại thành Florence, Italia, và bắt đầu nổi danh với một trong số bức họa của mình là  bức họa chân dung chị gái Ginevra de’Benci sáng tác khoảng năm 1478-1480.
Giữa những tác phẩm vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng, thì các bức họa của Leonardo da Vinci luôn có sự bí ẩn, khó hiểu nhất hơn tất cả. (Leonardo da Vinci, Frank Zoller, p. 12). Mặc dù ông đã để lại cho chúng ta một khối lượng đồ sộ bản viết nhiều hơn bất cứ một họa sĩ nào cùng thế hệ, nhưng trong số hàng ngàn bản thảo sẽ cực kỳ khó để chúng ta có thể tìm thấy những dòng viết về quan điểm hay những suy nghĩ cảm nhận của riêng Leonardo. Chưa ai chúng ta biết chính xác khuôn mặt của Leonardo, hầu hết đều chỉ có thể biết qua hai bức tranh nhìn nghiêng, một là hình người đàn ông già để râu, hai là hình ảnh một biểu tượng một thanh niên với vẻ đẹp của thời đầu Phục hưng tại thành phố Florentine, Italia mà đã được ông vẽ nhiều lần. Ngay cả giai đoạn ông từ 30 đến 60 tuổi là giai đoạn ông sáng tác nhiều nhất thì cũng khó để nhìn thấy Leonardo như nào.
leonadro_da_vinci_2_up
Portrait of Leonardo, c. 1515 (?) Red chalk, 274x190 mm, Windsor Castle, Royal Library

Về tiểu sử của Leonardo da Vinci, chúng ta có thể đọc được ở một trong những quyển sách sớm nhất của nhà viết sử Giorgio Vasari (1511-1574), xuất bản năm 1550 tiêu đề Lives of the Artists, trong sách ghi Leonardo sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại thị trấn Vinci, không xa thành Florence. Vasari đã miêu tả sự nghiệp của một tài năng trẻ Leonardo bắt đầu như sau: “Ser Piero, cha của Leonardo vào một ngày đã mang những bức vẽ của Leonardo tới Andrea del Verrocchio (một người bạn thân của ông ta) và tha thiết đề nghị ông ta cho lời khuyên, liệu rằng cậu bé Leonardo có phù hợp để theo học thiết kế hay không. Andrea đã kinh ngạc khi nhìn những bức vẽ vượt trội của một người mới bắt đầu vẽ và hối thúc Piero cho Leonardo theo học ngành này. Sau đó thì Leonardo đã rất vui sướng theo học trường của Andrea, ông học không chỉ một môn mà đồng thời học cùng một lúc nhiều môn tại trường học này.”
leonadro_da_vinci_3_up
Warrior with Helmet and Breastplate in Profile, c 1472, silver point and cream-coloured prepared paper, 285x207 mm,
London, British Museum

Ngay từ những bức vẽ sớm nhất khoảng năm 1470 còn đến ngày nay của Leonardo cho thấy ông có kiểu vẽ những lớp mỏng dính, mảng thật nhỏ, ông sử dụng bút chì để tạo ra những nét vẽ ngắn, với nét vuốt mạnh mẽ.  Ông thường xuyên luyện tập vẽ những vật thể theo không gian ba chiều để tạo ra những hình ảnh thật trong suốt. Trong thời gian này cũng như những họa sĩ khác ông luyện tập vẽ những bức vẽ đồ họa đòi hỏi sự rất cao về sự tỉ mỉ và chính xác. Ngày nay ta có thể chiêm ngưỡng một trong số những bức vẽ chì đó của Leonardo có tên thường gọi là Antique Warrior, vẽ năm 1472, ông vẽ ngay sau khi tham gia lớp dạy của thầy dạy Verrocchio. Để vẽ được như vậy, có thể nói là những người họa sĩ như Leonardo đã phải rèn dũa những kĩ năng của người vẽ đồ họa. Thực tế, có thể tìm thấy quan điểm này của Leonardo trong một tài liệu được sưu tầm sau khi ông mất, có tên Trattato di pittura (Treatise on Painting), Leonardo khuyên các họa sĩ nên copy lại những tác phẩm của những bậc thầy từ đó học được cách để “ tái hiện những vật thể tốt nhất có thể trên nền tảng đó” (McM 63). Chúng ta có thể tự tin giả thiết là chàng Leonardo cũng giống như những họa sĩ khác ở buổi ban đầu sự nghiệp cũng đều phải rèn bàn tay và con mắt bằng việc học hỏi ở những tác phẩm hội họa lớn, đó như một lẽ tự nhiên.
leonadro_da_vinci_4_up
Poitrait of Ginevra de’s Benci, c, 1478-1480, Oil and tempera on poplar, 38,8 x 36,7 cm, Washington, DC, National Gallery of Art, Ailsa Mellon Bruce Fund, 1967, Inv. 2326

Hãy khám phá những bí ẩn của bức họa chân dung chị gái Ginevra de’Benci (1478-1520) được Leonardo vẽ khoảng năm 1478-1480, cô là một người con gái trẻ rất nổi tiếng tại thành Florence, và theo phỏng đoán bức tranh này đã được một người tên Bernardo Bembo (1433-1519) thuê Leonardo vẽ. Đây là bức họa đầu tiên trong cuộc đời Leonardo bỏ nhiều công sức và thời gian để vẽ, khoảng 3 năm ròng rã. Trước đó Leonardo từng có những bức vẽ về tôn giáo cho nhà thờ, nhưng chưa bao giờ ông tốn nhiều công sức như bức chân dung này, điều đặc biệt là bức vẽ này đã khẳng định tên tuổi ông, vượt qua cả những điều ông được thầy Verrocchio dạy. Một ấn tượng cực kỳ sâu sắc cho bất cứ ai được trực tiếp chiêm ngưỡng bức tranh này, đó chính là cảm giác về hơi thở, sự sống đang ẩn hiện dưới lớp da của Ginevra de’Benci. Họa sĩ đặt người con gái Ginevra de’Benci ở chính giữa, phía trước mặt tranh, trong dáng ngồi phía trước bụi cây đỗ tùng, cây như tạo thành vành hoa lớn xung quanh khuôn mặt và lan phủ tạo nền cho phần lớn không gian tranh. Khuôn mặt đẹp thuần khiết của người con gái được Leonardo vẽ luôn hướng thẳng tới người xem tranh, khuôn ngực tràn đầy sức trẻ của Ginevra de’Benci được phơi bày kín đáo và kiêu hãnh, bởi Leonardo đã sắp đặt khuôn ngực xoay chếch một góc, có vẻ như đối lập với vẻ mặt cố tình thể hiện thái độ hơi chút thờ ơ, hơi chút lạnh lùng. Thêm một điều đáng để nhớ về tranh, đó là vẻ ngoài xanh xao của Ginevra de’Benci không phải được tạo nên bởi con mắt nhìn của người xem mà chính là thể trạng hơi ốm của nàng, đây là điều được một số nguồn nghiên cứu cùng nói đến. Một số tài liệu đã nói Ginevra de’Benci có tâm hồn như một nhà thơ và thường chia sẻ với người mình yêu say đắm là Bernardo Bembo.
Bụi cây đỗ tùng thẫm màu đằng sau có một mối liên kết chặt chẽ với vẻ sáng bừng của khuôn mặt, đã làm nổi bật khuôn mặt nàng Ginevra de’Benci chứ không phải như một vật trang trí thêm cho bức họa. Một hàm ý của Leonardo, bụi cây đỗ tùng là biểu hiện sự trinh tiết của người con gái vào thời đó (một số loại cây khác cũng được ví tương tự). Hơn thế nữa một khám phá từ tranh của Leonardo đó là từ Juniper trong tiếng Italia đọc là ginepo, chính là tên của của người chị, Ginevra.
Một khám phá nữa, rất hiếm người có thể biết, cho dù đã từng được chiêm ngưỡng bức họa, đó chính là một số biểu tượng vẽ mặt sau của bức tranh (có phải do Leonardo vẽ hay không thì chưa có câu trả lời rõ ràng) trên nền màu như màu đá cẩm thạch đỏ, những cành nguyệt quế, đỗ tùng và cọ, cùng một dải băng có dòng chữ ‘VIRTVTEM FORMA DECORAT” có nghĩa “Vẻ đẹp của Trinh tiết – Beauty Adorns Virtue”. Tất cả đều thể hiện mối liên hệ với bức chân dung nàng  Ginevra de’Benci vẽ ở mặt trước. Hình ảnh cành nguyệt quế và cành cọ kết ở trên cao che trên cành đỗ tùng ở phía sau như khẳng định quyền của người chủ bức tranh là Bernardo Bembo. Trong thời kỳ đó những nhánh cây xanh là biểu tượng cho tâm hồn của những nhà thơ, hàm ý đến khả năng văn chương của Ginevra de’Benci. Cành nguyệt quế và cành cọ cũng chính là biểu tượng của vẻ đẹp cùng trinh tiết của nàng Ginevra, mà những biểu tượng này cũng vẫn đang là một chủ đề của văn học đương đại.
Một khám phá nữa đó là sự phá vỡ những thông lệ khi vẽ chân dung trong thời kỳ Leonardo sống, hầu hết các chân dung được vẽ thời đó như là một món quà hồi môn trong ngày cưới của chú rể. Bức chân dung Leonardo vẽ không phải vẽ cô dâu mà là người tâm giao về văn chương với Bernardo Bembo, do vậy chân dung nàng được phủ kín ba phẩn tư bức tranh. Trước Leonardo cũng đã có một vài họa sĩ vẽ chân dung theo phong cách tương tự,có Hans Memling, Petrus Christus. Cuối cùng không thể nghi ngờ gì nữa,  Leonardo chính là người đã đẩy mạnh sự phát triển hội họa, tác phẩm của ông đã trở thành một trong những chuẩn mực của vẽ chân dung thời kỳ Phục hưng.
(Nguồn: TS Philip Nguyen từ Ramgallery.net, 10/4/2013)