DSC07157

The Seine at Asnières, about 1879, Oil on canvas, 71 x 92 cm, Pierre-Auguste Renoir, London The National Gallery

Trường phái tranh vẽ Ấn tượng-Impressionism khởi nguồn từ Pháp, vào khoảng những năm 1860s. Có nhiều họa sỹ nổi tiếng, thuộc trường phái này như Monet, Renoir, Van Gogh, Degas, Cézane, Rodin,… Thuật ngữ “Trường phái Ấn tượng-Impressionim hay Người theo trường phái Ấn tượng-Impressionist” dễ làm người nghe đòi hỏi định nghĩa chính xác. Hãy nghe các họa sỹ nói:

 

DSC07158

The Bridge at Argenteuil, 1874, Oil on canvas, Claude Monet

Ngay trước năm mất 1927, Claude Monet, một trong những họa sỹ nổi tiếng thuộc trường phái Ấn tượng đã viết trong một bức thư “Tôi luôn ghét những thứ lý thuyết…Cái đáng giá nhất của tôi là vẽ trực tiếp từ tự nhiên và đã cố gắng tái tạo lại ấn tượng của tôi về những tâm trạng trôi vụt qua; tôi thật phiền muộn khi có một nhóm những người không theo trường phái ấn tượng lại khoác lên mình chiếc áo đó.” Thực tế không có một lý thuyết chung về trường phái Ấn tượng-Impressionism và không có sự thống nhất chung rằng ai đã là hoặc không là, một người theo trường phái Ấn tượng. Pierre-August Renoir cũng đã nói về nghệ thuật của mình:”Tôi không có những quy tắc thậm chí phương pháp. Bất cứ ai có thể đến và quan sát cái tôi đang dùng, hoặc xem tôi vẽ họ sẽ nhìn thấy tôi chẳng có bí mật nào.”

Pierre-Auguste Renoir sinh 25 tháng 2 năm 1841 tại Limoges, là con thứ sáu trong bẩy người con của Lèonard Renoir (1799-1874) và Marguerite Merlet (1870-1896). Cha ông là một thợ may. Thời trai trẻ Renoir từng là một họa sỹ vẽ tranh gốm và đã rất quen thuộc với việc sử dụng bút lông tròn, nhẹ và sử dụng các màu sắc tươi sáng. Bước tiếp theo trong nghề là ông vẽ những nhân vật hâm mộ theo motif The Embarakation of Cythera của Antonie Watteau (họa sỹ vẽ theo phong cách Rococo của Pháp, là một phong cách kế thừa phong cách Baroque nhưng chống lại những quy định chặt chẽ của Baroque, ví dụ: phóng khoáng không bắt buộc phải đối xứng, đây là phong cách thịnh hành ở Pháp vào thế kỷ 18 và kết thúc bởi sự nổi lên của phong cách Neoclassic). Renoir đã đồng ý vẽ thuê trang trí lại các quán café mang phong cách người Pari. Ông viết “Tôi lựa chọn motif Thần vệ nữ-Venus nổi lên từ trong nước. Tôi chắc chắn với bạn là tôi chỉ dùng không gì khác ngoài màu xanh lá cây Veronese-Italia và màu xanh Colban Blue… Tôi trang trí khoảng chừng 20 quán café như vậy tại Paris…Thậm chí đến hôm nay tôi vẫn muốn trang trí giống họa sỹ Boucher, biến toàn bộ các bức tường thành thế giới thần thoại Olympia. Thực tế, với những mong muốn tốt nhất về thế giới, Renoir đã thể hiện ở nhiều khía cạnh trong tranh: Ánh sáng mặt trời, sự rực rỡ, ngọt ngào của tình yêu trong cuộc sống, một ngày “Chủ nhật” dài.

Bức tranh The Seine at Asnières là bức tranh điển hình sử dụng màu của Renoir mà không thừa thãi chút nào. Trên tấm palette của Renoir luôn luôn chỉ có bẩy màu: colbant blue, viridian (màu xanh lá cây sẫm có nhiều thành phầm xanh blue), chrome yellow, lemon yellow, chrome organe, vermilion và bóng đỏ rực rỡ. Màu trắng được sử dụng đính nhẹ khắp tranh. Tuy nhiên màu tối thiếu vắng trong bức tranh này như brow, sienna, ochre,...

Bức The Seine at Asnières là một tập hợp của các motif, bởi Renoir muốn nâng tầm mình lên như một lâu đài bên bờ sông Seine (mặt nước sông Seine đã từng là nơi tập trung vẽ của các họa sỹ thuộc trường phái này) vào năm 1879-80. Những mô tả trong tranh của Renoir giống bức tranh The Bridge at Argenteuil của Monet đã vẽ 5 năm trước đó. Cả hai họa sỹ đặt cây cầu bên phải bức tranh, cả hai đều có con thuyền lướt qua, tranh lấy bờ sông với ngôi nhà làm nền. Với Monet thì ông vẽ một địa điểm cụ thể, còn Renoir chỉ vẽ cái không khí của một ngày Chủ nhật đẹp: hai quý cô duyên dáng trên thuyền trong một ngày chủ nhật trời trong xanh. Renoir dã sử dụng hàng tỉ “mosaic” (miếng ghép mosaic) nước bằng cách sử dụng một số kỹ thuật vẽ khác nhau. Ông khai thác cách dùng sơn lỏng trên bề mặt ướt có độ nhớt cao hơn, hầu như làm khô sơn trên bề mặt khô. Tại vị trí con thuyền chạm vào bề mặt nước ta nhìn thấy các vết bọt trắng. Những miếng vẩy sơn dầy được áp dụng để làm xốp bề mặt toan vẽ. Bức tranh cho thấy kỹ thuật vẽ của trường phái Ấn tượng-Impressionism đã được lặp đi lặp lại trong tranh Renoir.

Sự tương phản của màu sắc mà Renoir sử dụng trong tranh The Seine at Asnières  toát lên trên toàn bộ bức tranh. Sự kết hợp của blue và orange theo lý thuyết về màu của Michel Eugène Chevreul có từ năm 1839 theo đó những màu này khi để kề nhau, làm nổi bật nhau. Trong vòng tròn màu của Chevreul, orange và blue là đối lập nhau tuyệt đối, và Renoir chính xác là đã sử dụng các màu này ở đây. Bằng việc khai thác hiệu quả của sự tương phản, và sử dụng hoàn toàn màu sắc tinh khiết không pha trộn, họa sỹ đã đem được ánh sáng rực rỡ vào tranh.

 

DSC07160
 

Girls at the Piano, 1892, Oil on canvas 116 x 90 cm, Pierre-Auguste Renoir, Paris Musée d’Orsay

DSC07161
 

Bouquet of Chrysanthemums, about 1885, Oil on canvas, 82x66 cm, Pierre-Auguste Renoir, Rouen, Musée des Beaux-Art et de la Céramique

 

DSC07165

Young Girl with Parasol (Aline Nunès), 1883, oil on canvas, 80x65 cm, Pierre-Auguste Renoir ,Paris, Private Collection

 

DSC07163

After the Bath, 1888, Oil on canvas, 65x54 cm, Pierre-Auguste Renoir, Tokyo, Private Collection

 

DSC07166

Two Sisters (On the Terrace), 1881,Oil on canvas, 100x80 cm, Pierre-Auguste Renoir

“Với tôi một bức tranh phải luôn luôn là thứ gì đó đáng yêu, nhẹ nhàng, dễ thương, vâng, một thứ gì đó dễ thương. Có đủ nhiều những sự không dễ chịu trong thế giới, chúng ta không cần phải vẽ thêm về nó nữa.” Pierre-Auguste Renoir

(Nguồn: Tác phẩm Pierre-Auguste Renoir của Peter H.Feist, 2012 và TS. Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net, 19/6/2013)