Thanh kiếm là một vũ khí kỷ niệm đã được mang về Mĩ như là một kỷ niệm chiến tranh bởi một người lính Mỹ.
Giám đốc Hiệp hội Điều tra bảo vệ di sản, James Drinkins, trao trả thanh kiếm kỷ vật cho ngài đại sứ Iraq Lukman Faily
Một thanh kiếm biểu tượng đã bị lấy đi một cách bất hợp pháp từ văn phòng của Saddam Hussein vào năm 2003 trong cuộc chiến tại Iraq của quân đội Mỹ đã được trao trả cho chính phủ Iraq ngày hôm kia (29/7/2013). Cá nhân đã lấy đi thanh kiếm này là một người không xác định được danh tính, nhưng chắc chắn là thuộc quân đội Mỹ, thanh kiếm đã được chuyển giao cho đại sứ Iraq là Lukman Faily tại một buổi lễ riêng tại Washington, DC.
“Hôm nay là một trong những ngày lịch sử ghi lại mối quan hệ sâu sắc, hợp tác và tình hữu nghị giữa Iraq và Mỹ và cũng là khẳng định một lần nữa cam kết của nước Mĩ về việc tái thiết Iraq cũng như bảo tồn các di sản văn hóa,” ngài đại sứ đã tuyên bố như vậy trong buổi lễ.
Thanh kiếm sau khi được mang vào Mỹ đã được đem ủy thác đấu giá tại công ty đấu giá Amoskeag Auction Company tại Manchester, New Hampshire, vào tháng 10 năm 2011, thanh kiếm đã được đưa ra đấu giá vào ngày 7 tháng 12 năm 2012. Thanh kiếm được đặt giá 15,000 đô la, nhưng Bộ phận điều tra, bảo vệ di sản Mĩ đã ngăn chặn cuộc đấu giá thanh kiếm, và nhà đấu giá đã hủy việc bán đấu giá vào ngày 30 tháng 4 năm 2012.
“Nhà đấu giá đã rất hợp tác và đồng ý từ tạm dựng đấu giá thanh kiếm…cho đến khi nó được xác định rõ ràng rằng liệu nó được mang hợp pháp vào nước Mỹ hay không.” Người phát ngôn của ICE nói.Theo luật pháp Mỹ, các chiến lợi phẩm chiến tranh theo Luật Mỹ sẽ cho phép cá nhân người lính tham dự chiến tranh được thu giữ cho mục đich riêng của mình, nhưng bởi vì thanh kiếm này không phải là loại vũ khí chiến trận hiện đại, nên nó được coi là không được phép.
Nữ phát ngôn viên của ICE nói rằng nhà đấu giá đã thực hiện đúng quy trình mua bán thanh kiếm và không thây có dấu hiệu phạm tội của một cá nhân thuộc lực lượng quân đội Mỹ người mà đã mang thanh kiếm về Mỹ. “Người này đã hiểu sai về quyền của họ nên đã làm như vậy” bà ta nói, và như vậy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm tại Mỹ.
(Nguồn: TS. Philip Nguyen từ www.ramgallery.net)