| ||
Câu chuyện bắt đầu từ sự kiện 12 chiếc đầu linh vật bằng đồng gắn với 12 biểu tượng trong chiêm tinh học Trung Quốc được gắn trên Chiếc đồng hồ thác nước trung tâm của cung điện mùa Hè (Viên Minh Viên) bị đánh cắp và phân tán khi liên minh Anh - Pháp tấn công vào đây trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai. Ngoài tượng đầu khỉ, bò, hổ và lợn được tìm thấy và lưu giữ tại bảo tàng Poly Art Museum (Bắc Kinh) và tượng đầu ngựa do một bảo tàng khác lưu giữ, số phận và tung tích của 7 chiếc đầu linh vật còn lại vẫn là những ẩn số… Chiến thuật hoàn hảo Năm chiếc đầu linh vật khác vẫn chưa tìm thấy cho đến khi hai chiếc đầu thỏ và chuột nằm trong tài sản của Yves St. Laurent được đem ra đấu giá tại nhà đấu giá Christie's vào tháng 2/2009. Cuộc đấu giá ngay lập tức vấp phản sự phản đối mạnh mẽ từ phía những người ủng hộ bảo tồn văn hóa Trung Quốc. Một thương nhân Trung Quốc tham gia cuộc đấu giá đã trả giá cao nhất để giành quyền mua nhưng sau đó đã từ chối thanh toán để biểu hiện sự phản đối. Tuy nhiên, bốn năm sau, ngày 29/6/2013, chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm 17 năm người Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc lục địa, hai chiếc đầu linh vật là đầu thỏ và đầu chuột đã được trả về cho Bắc Kinh bởi ông Francois-Henri Pinault - Tổng giám đốc của công ty hàng xa xỉ, công ty sở hữu nhà đấu giá Christie's. Phát biểu tại lễ hiến tặng, Ngài Pinault nhấn mạnh: "Việc hiến tặng này là một tín hiệu về sự cảm kích của gia đình chúng tôi với Trung Quốc cũng như là niềm khát khao của chúng tôi đối với việc bảo tồn nghệ thuật và di sản văn hóa." Sự kiện trở về của các di sản này ngay lập tức khiến dư luận đặc biệt chú ý bởi thời điểm hiện tại rất nhiều hãng đấu giá đều muốn hướng đến cơ hội bán hàng cho các nhà sưu tập Trung Quốc lục địa nhưng vẫn chưa có một hãng nào thực sự có chỗ đứng tại thị trường giàu có này. Và Christie's - nhà đấu giá hàng đầu thế giới cũng không là ngoại lệ. Để chuẩn bị cho chiến lược xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Christie's đã có những bước đi được tính toán vô cùng kỹ lưỡng và khôn ngoan. Việc trao trả những đầu linh vật bị thất lạc về cho Trung Quốc được giới phân tích đánh giá là một bước đi chiến lược của Christie's khi đã biết đánh trúng vào "tinh thần ái quốc bảo vệ di sản" của hơn một tỷ người Trung Quốc trên toàn cầu. Kết quả là ngay sau chuyến đi đến Trung Quốc hồi tháng 4/2013 để bàn về việc trao tặng linh vật cho chính phủ Trung Quốc, Christie's đã nhận được giấy phép chấp thuận "trở thành nhà đấu giá quốc tế vận hành độc lập tại Trung Quốc lục địa.". Nhiều chuyên gia phân tích nhận định "hành động" này chỉ là một chiến thuật nhỏ trong chuỗi của một chiến lược tiếp thị toàn cầu của nhà đấu giá Christie's. Các bước đi khác trên quy mô toàn cầu của chiến lược này thực chất đã được thực hiện qua hàng năm trời. Thông điệp chiến lược Mục đích của những bước đi chiến lược của Christie's phải chăng chỉ để nhằm có được giấy phép "trong mơ" của các nhà đấu giá quốc tế được kinh doanh trên mảnh đất lục địa giàu có? Trên thực tế, mục đích không hẳn là như vậy, mà cao hơn, Christie's muốn truyền tải thông điệp rằng sự xuất hiện của Christie's sẽ đem đến những cơ hội "thịnh vượng và giàu có" cho người dân Trung Quốc. Và để truyền thông về thông điệp này, Christie's đã có những bước triển khai trên quy mô toàn cầu từ nhiều năm trước.
Quay trở lại câu chuyện của Christie's, mặc dù không có bằng chứng về việc nhà đấu giá này có sự bảo trợ cho bộ phim nhưng nhiều người cho rằng, thông điệp mà bộ phim mang đến thực chất là thông điệp mà Nhà đấu giá Christie's muốn truyền tải. Từ niềm tin tưởng tượng trong phim được hiện thực hóa ngoài đời thật đã góp phần củng cố thêm niềm tin về sự thịnh vượng mới sẽ đến với đất nước Trung Quốc. Và sự xuất hiện của nhà đấu giá Christie's tại thị trường Trung Quốc chính là để cổ vũ cho những sự trở về tiếp theo của những di sản văn hóa bị đánh cắp. TS. Nguyễn Đức Tiến |