DSC08403

Một góc nhìn Gợi cảm-Sexy của tác phẩm điêu khắc Sóng Biển I, tác giả Nguyên Hà

Trên đây là câu phát ngôn của tác giả (cũng là câu của một nhà điêu khắc Tây Ban Nha bạn tác giả) đuợc gán cho cuộc triển lãm 11 tác phẩm điêu khắc có tên “Im Lặng” của Nguyễn Nguyên Hà, đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội từ 23-29/9/2013.

Xem hết một lượt các tác phẩm, với góc nhìn của tôi, một nguời hầu như chưa có những kiến thức hàn lâm của nghệ thuật điêu khắc, thì một số tác phẩm thực sự có sự cuốn hút, xét về trực quan.

Hai tác phẩm điêu khắc mang tên “Sóng biển I”, “Sóng biển II”  cuốn hút mắt nhìn và nảy sinh nhiều câu hỏi của nhiều nguời xem hơn cả. Với tác phẩm “Sóng biển I” cá nhân tôi nhận xét là nó có sự gợi cảm – sexy. Khi trao đổi với nhà điêu khắc Nguyên Hà, anh nói, “… cậu là nguời thứ hai nói như vậy,…” và anh tâm sự là cũng có cảm xúc về điều đó trong quá trình điêu khắc.

 

DSC08381

Sóng biển I, điêu khắc gỗ, sơn mài, Nguyễn Nguyên Hà,

“ …Mỗi con sóng (1) có bắt đầu và có kết thúc, nó bắt đầu bởi sự vặn vẹo, quấn quýt của những làn nuớc, rồi lên tới cao trào tạo thành đỉnh con sóng để rồi đổ dài, vỡ vụn chỉ còn là giọt nuớc nhỏ…và tác phẩm của tôi đã mô phỏng lại hiện thực đó, vậy thôi…” Anh chia sẻ.

“Vậy anh có bị ảnh huởng bởi những  hình tuợng điêu khắc đã có hay những tác phẩm nghệ thuật, hội hoạ, điêu khắc của phuơng Tây hay của trào lưu hay của nghệ sỹ nào truớc anh hay không?” Tôi hỏi.

“Về mặt tâm thức thì chắc chắn những hình khối, những biểu đạt mỹ thuật có tính thẩm mỹ đẹp chắc chắn là có ảnh huởng đến tôi khi nặn tác phẩm, nhưng khi sáng tác thì tôi không dập khuôn theo một mô-tif của tác giả tác phẩm nào,…” Nguyên Hà chia sẻ.

Chỉ trực tiếp vào tác phẩm điêu khắc tên “Sóng Biển I” anh cho biết những hình khối: phần bắt đầu của sự hình thành lớp sóng, những làn nuớc dầy, quấn, vặn, khít chặt lấy nhau là anh lấy từ hình mẫu những khối gạch xếp chồng khít, vặn, quấn lấy nhau tạo nên những toà tháp của nền văn minh Maya tại Nam Mỹ, còn phần đỉnh sóng vuơn cao, cong phồng, anh chớp từ những hình khối của những thiết kế công nghiệp có những viền, nét tuơng tự.

Hãy suy xét, những con sóng biển, nếu đuợc hình tưọng hoá thành một sinh vật (thực tế bên trong nó chứa vô vàn sinh vật) thì nó là một sinh vật cổ đại nhất có truớc loài nguời. Trên mình sinh vật cổ đại này, có dẫu ấn của cả quá khứ và hiện tại, của nền văn minh cổ đại-Kiến trúc Maya và cả hiện đại- Thiết kế Công nghiệp, có mô phỏng của sự khởi đầu và kết thúc theo kiểu luân hồi,…  Có thể nói tác phẩm “Sóng biển I”, “Sóng biển II” của Nguyên Hà chất chứa đầy những suy tư mang tính triết lý và đuợc biểu diễn bằng tạo hình đầy thẩm mỹ của nguời nghệ sỹ ở độ tuổi gần 50.

Câu hỏi cuối cùng tôi đặt ra cho nguời nghệ sỹ “ Sau triển lãm này, những tác phẩm điêu khắc anh để ở đâu?” Cả anh và một nguời bạn (một nghệ sỹ điêu khắc) đều cuời nhăn nhó, nói “Cậu hỏi đúng vào nỗi buồn mà bọn tớ không dám nhìn vào,…”, “Nói chung là nghệ sỹ cứ nhắm mắt vào làm cho thoả cái suớng đuợc sáng tạo, còn “hậu quả” tính sau,…”

Anh có giải thích về từ “hậu quả” có nghĩa là sau đó tác phẩm chẳng biết nhét vào đâu, lai mang về nhà, khối to, chồng lên khối nhỏ,.., rồi tất cả xếp khéo vào các góc nhà, gầm ghế, gầm giường,.., anh nghệ sỹ nào may mắn giàu có thì xây hẳn cái kho để chứa.

Ngắm nhìn tác phẩm “Sóng biển I” đỏ rực, đồ sộ như cái tủ lạnh 500 lít đặt nằm trên mặt đất, không chỉ tôi mà nhiều nguời khi nghe từ “hậu quả” cũng đều ái ngại cho số phận của những tác phẩm điêu khắc đẹp, chưa kể đến là nó mang Màu sắc của Tiền theo xu huớng đầu tư nghệ thuật mùa đông 2013, như lời Philip Hook, một chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật Ấn tượng-Impressionist và nghệ thuật Hiện đại – Modern Art tại nhà đấu giá Sotheby’s hay Nhà môi giới nghệ thuật tại London là Philip Mould đã nói với các nhà sưu tập trên tạp chí nghệ thuật Mỹ.

Trong cuộc trao đổi giữa những khách xem triển lãm, một loạt những câu hỏi và suy tư nổ ra: ‘Hà nội có biết bao nhiêu toà nhà của tư nhân, của chính quyền với nhiều khuôn viên to, nhỏ, với nhiều không gian nhỏ cho đến mênh mông, vậy mà toàn chứa cây cảnh, ghế đá, …, vậy ta có nên thay cho các nghệ sỹ đi tiếp thị để xin phép trưng bày tại đó hay không nhỉ?” “ Không gian đẹp lên mà con mắt thẩm mỹ của những nguời sống, làm việc trong các không gian đó chắc chắn đuợc cải thiện!” “ May mắn thì nghệ sỹ còn có chút tiền thu về hàng tháng ấy chứ, mà như thế mới là đối xử công bằng!” Cá nhân tôi đã đưa ra lời đề nghị với anh Nguyên Hà là sẽ đi tiếp thị tác phẩm “Sóng biển I” với những nguời bạn đang làm việc, quản lý trong một vài toà nhà tại Hà Nội.  Tôi tự nhủ bản thân là mình đang cố làm đuợc một điều tốt nho nhỏ cho những nguời nghệ sỹ sáng tạo, như lời Tỷ phú Steve Jobs, nhà đồng sáng lập Apple nói “Tôi không thích là nguời giàu tại nghĩa địa bằng việc mỗi tối truớc khi đi ngủ biết rằng mình làm đuợc một điều tốt”.

 

DSC08402

Bộ hai tác phẩm điêu khắc, Sóng Biển I, Sóng biển II điêu khắc kim loại, màu đen Nguyên Hà

 

DSC08407

Một cháu bé phấn khích bên sắc màu và hình khối lạ mắt

 

DSC08389

Chiếc Cầu II, điêu khắc đá, kim loại, trong bộ tác phẩm “Ba Chiếc Cầu”, Nguyên Hà

 

DSC08405

Ăn Mồi, điêu khắc kim loại, trong bộ 2 tác phẩm điêu khắc “Săn Mồi và Ăn Mồi”, Nguyên Hà

 

AB-13-DPS-Veilhan03

Tác phẩm điêu khắc của Xavier Veilhan, có tên Neutra on horseback, 2012, Galerie Perrotin

Đức Tiến – Học viên Học viện Nghệ thuật Sotheby’s, 25/9/2013