Hiểu thế nào về hai bức tranh vẽ hai chiếc ghế của Vincent van Gogh, sáng tác năm 1888
Với tôn chỉ “Đưa di sản Thế giới đến với chúng ta”, chúng tôi sẽ cung cấp cho những người yêu mến danh họa Van Gogh – Van Gốc của Hà Lan những nguồn thông tin có tính hệ thống, được lựa chọn từ các nhà xuất bản sách nước ngoài danh tiếng. Hai bức tranh về hai chiếc ghế, do Van Gogh vẽ năm 1888, là chủ đề đầu tiên chúng ta dắt tay nhau cùng chiêm ngưỡng.
van_gogh_1
Chân dung tự họa, Vincent van Gogh, 1887
Hai chiếc ghế. Trong mỗi bức tranh là một chiếc ghế, chỉ vậy thôi. Từng chiếc ghế được ông đặt trong một góc tam giác, lan ra tới tận rìa của toan vẽ, nhìn những chiếc ghế người xem như cảm nhận sự lạ thường nào đó và dường như có câu nói” Go ahead, sit down – Xin mời ngồi”. Hai chiếc ghế đều đang không có người ngồi. Quan sát, chỉ có một hay hai vật dụng nhỏ đặt trên mỗi chiếc ghế, dường như đang đợi người chủ chiếc ghế tới mang đi. Hai chiếc ghế chính là chủ thể trong tâm của các bức tranh, sắc sơn của chiếc ghế phủ kín và đông đặc không gian tác phẩm, tạo cảm giác cho người xem như túm được chiếc ghế. Ngắm hai bức tranh ta thấy dường như hai chiếc ghế có liên quan đến nhau, giống như hai tấm ván được xẻ ra từ một cây gỗ. Đặt hai bức tranh cạnh nhau ở góc hai chiếc ghế nhìn vào nhau, ta thấy như có từ bao giờ một không gian đang có những cuộc nói chuyện, tâm sự, ngược lại ở góc hai chiếc ghế xoay lưng vào nhau, chúng ta lại thấy một không gian của những chiếc ghế tách rời nhau, dường như giữa chúng không còn không gian của những cuộc nói chuyện và thậm chí là chúng đang thuộc về những thế giới khác nhau. (Van Gogh, Ingo & Rainer, p.7, 2012). Đó chính là thông điệp chính của hai bức tranh.
van_gogh_2
Paul gauguin’s Armchair,  Arles, December 1888, Oil on canvas, 90.5 x 72.5 cm, F499, JH1636, Amsterdam, Van Gogh Museum
(Vincent van Gogh Foundation)
Van Gogh viết rất nhiều thư cho người anh của mình khi hoàn thành những bức vẽ, trong bức thư số 563 gửi anh trai Theo vào tháng 12 năm 1888, ông viết: “Cho dù có bất cứ tranh cãi nào” “ Em có thể khẳng định rằng đây là hai tác phẩm được em nghiền ngẫm và thực hiện, và chúng thực sự ấn tượng nhất. Một chiếc ghế tựa làm bằng gỗ, chỗ ngồi đan bằng sợi gai dầu màu vàng óng, xoay lưng vào tường, đặt trên nền gạch vuông màu đỏ (trong ánh sáng ban ngày). Tiếp theo là chiếc ghế bành của người bạn Gauguin, màu đỏ và xanh lá cây, không gian về đêm, bức tường và sàn nhà cùng màu đỏ và xanh lá cây, hai cuốn tiểu thuyết và cây nến đặt trên mặt ghế. Trên toan, sơn được phủ lớp dày.”  Van Gogh đã đem những vật dụng của không gian căn phòng, nơi ông và người bạn thân Paul Gauguin gặp gỡ hàng ngày, tại thị trấn Arles, vào trong các bức tranh. Tại đây họ ngồi và nói chuyện về nghệ thuật và những vấn đề trên thế giới, tranh luận cùng nhau, thậm chí cãi lộn, cho đến khi mặt nặng mày nhẹ.
Hai bức tranh là tâm sự của ông  về tình bạn giữa ông và người bạn họa sĩ Gauguin. Chiếc ghế của Van Gogh trông thật thô, mộc , chỉ một chiếc tẩu hút thuôc yêu thích của ông đặt trên mặt ghế, đã như hiện thân cho hình ảnh của người chủ chiếc ghế. Nó thể hiện nét tương phản với chiếc ghế bành lịch sự của người bạn Gauguin. Ông đã tạo ra sức hút với người xem bằng những đồ vật mang tính biểu tượng cho tính cách của nhân vật. Những đồ vật mà người chủ sử dụng thường ngày. Những người theo học thuyết Can-vi - Calvinism tại Hà Lan đã coi biểu tượng của Chúa trời chính là chiêc ngai vàng không có người ngồi (vacant throne) là biểu tượng cho sự phán xét và quyền lực. Những chiếc ghế trống (unoccupied chairs) của Van Gogh đã tạo ra sự cuốn hút với xu hướng nghệ thuật mang tính biểu tượng, cụ thể là đồ vật sẽ thay cho sự xuất hiện hình ảnh con người trong tranh. Và chúng ta, bằng cách tư duy này đã nhìn thấy hình ảnh người bạn thân của Van Gogh là Gauguin như đang ngồi trên chiếc ghế.
Sự đổ vỡ trong tình bạn của hai họa sĩ là không thể tránh khỏi. Bởi sự ra đi của Gauguin, đã để lại sự đỗ vỡ trong lòng của Van Gogh bởi sự phá hủy đi niềm tin về việc thành lập một cộng đồng họa sĩ tại khu miền Nam. Ông đã viết trong bức thư số 493 cho anh trai “Anh biết không, em luôn suy nghĩ rằng sẽ thật là điên rồ khi những người họa sĩ bị cô đơn. Sẽ chỉ có sự mất mát xảy đến khi để cho người họa sĩ phải tự xoay sở một mình” Ông đã viết điều này khi Gauguin bỏ đi, ông đã mất đi nhiều niềm tin vào cuộc sống nghệ thuật. Vì vậy chúng ta có thể hiểu tại sao khi hai bức tranh có hai chiếc ghế quay mặt đi hai phía, nó như đang diễn tả sự không thể hòa hợp được giữa ngày và đêm – sự trái ngược nhau hoàn toàn trong màu sắc sơn mà Van Gogh đã vẽ (Van Gogh, Ingo & Rainer, p.8, 2012).
Tư duy của một đưa trẻ, đích thực là như vậy với Van Gogh khi những chiếc ghế trống rỗng nổi bật trong tranh của ông.  Những ký ức ẩn dấu sau hình ảnh chiếc ghế giản đơn cho chúng ta thấy được những nỗi niềm u uất sâu thẳm, cùng với những suy nghĩ về cái chết lảng vảng xung quanh. “Ngay khi em nhìn Pa rời khỏi sân ga, cùng với đoàn tàu dài như không thể dài hơn, thậm chí ngay cả cuộn khói nhả ra từ con tàu, cho đến khi không thể nhìn thấy được nữa, em trở về căn phòng nơi đó chiếc ghế của Pa vẫn đang đổ bóng bên chiếc bàn nơi những quyển sách và những cuốn tạp chí của Pa để lại từ hôm trước, em cảm thấy mình đáng thương như một đứa trẻ, mặc dù em đã biết sẽ có ngày hai đứa gặp lại nhau” đó là những tâm sự trong bức thư số 188 của Van Gogh. Nỗi buồn chán tưởng như  vô vị ở tuổi 25 khi nhìn vào chiếc ghế, vậy mà vẫn cuốn hút tâm hồn của Van Gogh, mặc kệ chúng là những kỷ vật vô tri vô giác nhất , đó chính là sự khởi nguồn thành công của bức tranh. Năm 1885 khi cha của Van Gogh mất, ông đã hút thuốc như để giảm đi những suy nghĩ đè nặng trong ông. Và nó không phải là sự trùng lặp ngẫu nhiên khi chiếc tẩu và gói thuốc lá nằm trên chiếc ghế gai dầu trong bức tranh ông vẽ năm 1888 này.
van_gogh_3
Vincent’s Chair with His Pipe,  Arles, December 1888, Oil on canvas, 93 x 73.5 cm, F498, JH1636, London National Gallery
Theo những tâm sự của Van Gogh, trong tác phẩm của tiểu thuyết gia người Anh Chales Dicken, chiếc tẩu đã ám chỉ như là công cụ đển chống lại sự hủy diệt tâm hồn. (bức thư số Wii gửi anh trai) (Van Gogh, Ingo & Rainer, p.8, 2012). Trong văn học chúng ta từng biết đến Chiếc ghế để trống của Dicken đã trở nên nổi tiếng khi được miêu tả trong cuốn sách tựa Bức tranh:“Edwin Drood was Dicken’s last work”. Trong bức thư 252 gửi anh trai, ông đã nói những điều ông bị ảnh hưởng từ tác phẩm này, Van Gogh viết “ và Luke Fields, người được Dicken nói đến trong một đoạn miêu tả ngắn, đã đi vào trong căn phòng trong ngày nhà văn mất và đã nhìn vào chiếc ghế trống rỗng. Và cuốn sách đã lại nhắc đến một hình ảnh cũ kỹ chiếc ghế để trống, xung quanh, trước và sau nó là bao nhiêu câu chuyện những cuối cùng vẫn chỉ còn lại chiếc ghế bỏ trống mà thôi.”
Khi còn sống, các tác phẩm của người họa sĩ Van Gogh được công chúng đáp trả bằng sự yêu thích và không thích lẫn lỗn vì vậy mà ông không được ghi nhận nhiều. Những bức tranh của ông thu hút ngay những sự chú ý và tác động vào giác quan của người xem tranh. Chúng được vẽ bằng tâm hồn cởi mở, yêu mến hướng đến con người và tự nhiên. Thậm chí sự ngây thơ trong tranh của ông còn được cho là phủ bóng lên cả những thuyết tôn giáo về ngày tận thế với những nỗi sợ lan truyền nhanh chóng về cái chết. Cảm giác về tranh của ông đến với người xem tranh một cách tinh tế như cảm giác khi bàn tay ta bị co giật tức thì khi đầu ngón tay bị đau bất ngờ. Không thể nghi ngờ gì, bởi tranh của ông được vẽ ra từ những trải nghiệm về những điều ngay thẳng và giản đơn, như chính tâm hồn trẻ thơ trong ông(Van Gogh, Ingo & Rainer, p.9, 2012). Van Gogh lớn lên ở cuối thế kỷ 19, giai đoạn đang chuyển mình sang thế kỷ 19 của nhiều tư duy đột phá mà lần đầu tiên con người nhận biết được đầy đủ hơn về sự tồn tại cuả bản thân bằng việc hưởng thụ những tiến bộ về công nghệ đột phá thời đó và cũng nhiều người  tự tách mình ra khỏi cuộc chuyển mình đó vì nhiều lẽ. Bức tranh chiếc ghế của Van Gogh chính là một phép ẩn dụ về một thế kỷ đầy những tranh cãi dữ dội.
Nhà sử học về nghệ thuật người Úc Hans Sedlmayr đã đặt tựa đề “The vacant throne- Chiếc ngai vàng bỏ trống” trong chương cuối của bài nghiên cứu về phê bình văn hóa có tiêu đề “The Loss of the Centre” . Ông nói “Những nghệ sĩ  thế kỷ 19, với những bộ óc uyên thâm và vĩ đại, họ có tính cách của những nạn nhân, kẻ đang tự thỏa mãn với bản thân họ. Từ Holderlin, Goya, Friedich, Runge….to van Gogh, Strindberg va Trackl họ đã bị tổn thương bởi bàn tay vận hành của thời gian. Tất cả họ bị tổn thương bởi sự thực về Chúa trời cũng đã bị khuất phục,…”. Trong tác phẩm “History of Modern Culture – Lịch sử văn hóa hiện đại” của Egon Friedel đã viết “.Thế kỷ 19 là thế kỷ không thuộc về con người như từng biết trước đó, những thành tựu về công nghệ đã tạo ra toàn bộ cuộc sống , làm cho chúng ta trở nên ngớ ngẩn….”
Do vậy sẽ chúng sẽ luôn nói về cuộc đời và hội họa của van Gogh dưới góc nhìn nghệ thuật không phải từ góc nhìn lịch sử. Những nguyên nhân về sự thất bại, không được ghi nhận khi còn sống của ông, xuất phát từ góc nhìn của kẻ cô độc lạc khỏi thế giới đang chuyển mình, giai đoạn ông đang sống. Nó hoàn toàn trái ngược khi nói: Ông càng cố gắng vẽ theo bản năng của một thiên tài với những khát khao không mệt mỏi để được ghi nhận thì ông càng thất bại. Nếu không có những thể hiện tư duy thiên tài của ông như vậy thì thế giới đã không có một Vincent van Gogh (Van Gogh, Ingo & Rainer, p.11, 2012).
(Nguồn: Tuyển tập về Van Gogh, tác giả Ingo F.Walther & Rainer Metzger , 2012; TS Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net)