Đấu giá

Tối ngày thứ ba, 13 tháng 5 năm 2008, tại nhà đấu giá Christine’s  New York đã xác lập một kỷ lục về giá mua bức tranh của họa sỹ còn đang sống, 30 triệu đô la Mĩ (chưa bao gồm hoa hồng, phí khác) trả cho bức tranh Benefits Supervisor Sleeping của họa sỹ người Anh gốc Đức Lucian Freud (1922-2011).

DSC06637
 

 

Khung cảnh khán phòng đấu giá: trung tâm sân khấu được trang trí bởi hai khối, một là bức tranh sơn dầu Benefits Supervisor Sleeping của họa sỹ Lucian Freud kích thước 150 x 250 cm, và một là bục đứng của người điều khiển phiên đấu giá. Hai bên cánh trái và phải của sân khấu là những chuyên viên của nhà đấu giá, tay cầm điện thoại bàn, sãn sàng tiếp nhận các câu trả giá cho những người tham dự đấu giá nhưng không muốn xuất hiện.

 

DSC06636

 

 

DSC06639

Buổi đấu giá bắt đầu với ba câu giới thiệu vắn tắt về tranh, tác giả của người điều khiển phiên đấu. Giá khởi điểm phát ra là 16 triệu đô la Mĩ (giá do nhà đấu giá Christine’s thẩm định và đưa ra).  Những người có mặt tại phiên đấu liên tục trong vòng khoảng 45 giây đầu tiên giá bức tranh được trả lên đến 20 triệu đô la. Bắt đầu từ ngưỡng giá trên 20 triệu đô la, những câu trả giá qua điện thoại liên tục xuất hiện, bước giá cho mỗi lần trả là 500 ngàn đô la. Tại ngưỡng giá 24 triệu đô la, dường như có cuộc đấu cân não giữa những người mua, khi người điều khiển phiên đấu phải chậm lại để nghe câu thông báo giá những chuyên viên nhận giá đấu qua điện thoại. Sau ngưỡng 24 triệu đô la, giá liên tục nâng lên đến 29,5 triệu đô la, đến mức giá này chỉ còn nhìn thấy hai chuyên viên tiếp nhận giá qua điện thoại đại diện cho khách hàng tham gia. 30 triệu đô la là giá cuối cùng, cao nhất trả mua bức tranh Benefits Supervisor Sleeping, búa xác nhận giá đấu thành công đã vang lên. Toàn bộ thời gian dành cho phiên đấu giá bức tranh này kể từ lúc người điều khiển phiên đấu giá cất lời đầu tiên cho đến lúc gõ búa xác nhận chủ nhân và giá mua bức tranh chỉ vỏn vẹn diễn ra trong vòng 2 phút 50 giây.

Bức tranh

Nổi bật tại trung tâm tranh là thân hình đồ sộ, khỏa thân của một người đàn bà nằm ngủ, phủ đầy một chiếc ghế sofa dài bằng vải hoa cũ kỹ. Chiếc ghế bị dúm, méo bởi sức nặng của cơ thể người quản gia.

Ý thức được sức nặng từ thân hình đồ sộ của mình, nên khi ngủ người đàn bà tìm mọi cách để không bị rơi tuột khỏi ghế trong lúc ngủ, tất cả được Lucian Freud vẽ lại thật hết mức: cánh tay trái bám lấy thành ghế, mũi bàn chân trái nhồi chặt vào khe hai chiếc đệm của ghế, hai đùi khép chặt lại rồi mà đầu gối vẫn trồi ra khỏi mép ghế, cái bụng với những mảng mỡ đồ sộ chảy sệ cũng như muốn chồm ra khỏi ghế, hai bầu vú đồ sộ xô lệch về một phía,

DSC06626
 

Benefits Supervisor Sleeping, Oil on can vanvas, 150 x 250 cm, 1995, Lucian Freud 1922-2011

 

đè lấp cánh tay phải, cái đầu của người quản gia cố nhô cao nhờ dựa vào góc giữa hai thành ghế, nhìn rất mệt mỏi, dường như bà ta đang bị ngủ thiếp đi, chắc chắn đây là một cơn buồn ngủ bất chợt và ngủ cực kỳ ngon lành.

Bức tranh được sử dụng màu sắc lạnh, hồng, trắng, xanh lạnh là chủ yếu, để làm bật lên cái cơ thể nhão, không một chút cơ bắp nguyên thủy nào còn có thể thấy, trên chiếc ghế hoa cũ kỹ trong không gian chật trội, với sàn gỗ nhem nhuốc. Một khuôn hình hiện thực hết mức làm người xem cảm giác rất ngấy, nhưng rõ ràng một cảm giác đối trọng lại xuất hiện vô hình trong tranh đó là giấc ngủ hết sức ngon lành, nhẹ nhàng, sâu đối lập lại với tất cả những gì đang đập vào mắt người xem. Và trong cuộc sống hiện đại, đầy áp lực, ai cũng thèm muốn có được giấc ngủ như Big Sue (tên gọi khác của người mẫu vẽ Sue Tilly), một nhu cầu cơ bản của loài người, nhưng không phải lúc nào cũng có cơ hội. Dường như tài năng hiểu biết về tâm lý con người của ông nội Lucian Freud là Sigmund Freud (cha đẻ của lý thuyết tâm lý) đã được Freud tiếp thu và thể hiện cực kỳ thành công qua bút pháp.

Câu hỏi “Đâu là vẻ đẹp của bức tranh sơn dầu Benefits Supervisor Sleeping khổ 150 x 250 cm, để được mua với giá 33,6 triệu đô la Mĩ?”

Câu trả lời chính xác là “Trong lịch sử hội họa chưa từng xuất hiện bức tranh vẽ cơ thể người theo phong cách này và chân thực đến như vậy, chỉ có ở Lucian Freud.”

Người mẫu

Sue Tilly là nhân vật trong tranh vẽ, có cân năng 127 kg, là chuyên gia viết tiểu sử tại trung tâm có tên “Leigh Bowery, The Life and Times of an Icon”. Người đứng đầu trung tâm này cũng là mẫu vẽ của Lucian Freud còn Sue Tilly lại là bạn thân của anh ta, cô được thuyết phục và khai sáng một thời gian về vẻ đẹp hội họa và tài năng của Lucian Freud, rồi mới mạnh dạn tham gia làm mẫu vẽ cho Freud.

DSC06630
 

 

DSC06631

 

 

Cô trả lời chuyên gia của nhà đấu giá Christine’s về quá trình tham gia làm mẫu vẽ như sau: trung bình mỗi tuần có ba buổi ngồi làm mẫu và diễn ra liên tục trong 9 tháng với Lucian Freud, thường là vào thứ 7, chủ nhật, sau đó cô đã bị chứng đau lưng hành hạ. Trong lúc làm mẫu, có khi mệt quá, cô đã ngủ thiếp đi...trong khi Freud tiếp tục vẽ.

(Nguồn: Bài nghiên cứu của TS. Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net)