Nghệ thuật bị chối bỏ khi gợi nên quá khứ đau thương hay là chiêu thức làm tăng giá trị đương đại của tác phẩm hội họa?

Câu chuyện đang nóng hổi diễn ra tại thủ đô Oslo, Na Uy, liên quan đến việc phản đối và bị buộc phải di dời những tác phẩm hội họa của nghệ sỹ Vanessa Baird ra khỏi tòa nhà của Bộ Y tế chính phủ Na Uy.

251-baird-oslo

 Một bức tranh của Vanessa Baird đã bị tháo gỡ ra khỏi tòa nhà của Bộ Y tế, Na Uy.

 

Họa sỹ Vanessa Baird đã được tài trợ bởi hội Public Art Nauy (tạm dịch là hội nghệ thuật công chúng) của chính phủ Na Uy để sáng tác các tác phẩm và treo trong tòa nhà thuộc Ministry of Health and Care Services (tạm dịch Bộ Y tế) từ trước tháng 7 năm 2011. Trong số nhiều bức tranh treo tại đây, đã có ba bức tranh có những hình ảnh gợi về sự chết chóc, cảnh vật tan hoang.

Trở lại thời điểm ngày 22 tháng 7 năm 2011, cả nước Na Uy và Thế giới bị sốc khi kẻ có tên là Anders Behring Breivik đã gây ra một vụ nổ bom và một vụ dùng súng tấn công một trại hè thanh niên, hai vụ xảy ra chỉ cách nhau hai giờ đồng hồ đã lấy đi sinh mạng của 77 người và làm nhiều người khác bị thương.

Những bức tranh này mặc dù đã có từ trước khi xảy ra vụ tấn công, nhưng những hình tượng biểu đạt trong tranh đã làm ám ảnh những nhân viên làm việc trong tòa nhà, chúng gợi nhớ đến cái chết của chính những nhân viên nơi đây, những người đã thiệt mạng trong vụ tấn công đó. Họ đã chính thức khiếu nại lên Bộ Y tế, để rồi chính phủ đã phải ra quyết định gỡ bỏ những tác phẩm hội họa đó xuống.

Bjorn Inge Larsen một nhân viên văn phòng Bộ Y tế nói “Nó được hiểu như có một mối liên hệ với những nhân viên bị thiệt mạng trong vụ ngày 22 tháng 7 với những hình ảnh trong tranh”. “Bất cứ một ai nhìn vào tranh sẽ thấy tòa nhà chính phủ và những tờ giấy tung bay…Tôi hiểu chúng có những mối liên hệ…Rất cần thiết phải lưu tâm đến những điều như này.”

However Ane Hjort Guttu, một người tư vấn cho Hội Nghệ thuật Công chúng Na Uy đã chia sẻ rằng “chẳng có những thống kê rõ ràng chỉ ra rằng có bao nhiêu người đã bị tác động bởi bức tranh”. Cô cũng chỉ ra một điểm là bức tranh đã được vẽ và treo tại đây từ trước vụ tấn công, nên việc từ chối treo bức tranh này có thể là vì những nguyên nhân khác.

Tổng cộng có ba bức tranh của họa sỹ Baird đã treo tại đây và bị gỡ bỏ. Ông Svein Bjorkas giám đốc của Hội Nghệ thuật Công chúng Na Uy đã chia sẻ “Chúng tôi đã phải gỡ xuống thêm hai bức tranh của Baird khỏi tòa nhà chính phủ. Chúng tôi muốn những bức tranh phải được nhận thức như là một phần trong cam kết của chính phủ với nghệ sỹ. Chúng tôi mốn những bức tranh phải được trưng bày một cách chính thống. Thật không may mắn là chúng đã không được chấp thuận.”

Đứng ở góc độ những người yêu nghệ thuật thì có hàng vô số bức tranh từ thời các họa sỹ Phục hưng như cho đến các họa sỹ hiện đại như Guido Reni bức Masacre of the Innocents, 1611, hay Francisco Goya với bức The Third of May, 1808, vẽ cảnh chết chóc mô tả những gì xảy ra trong các cuộc bạo loạn, cách mạng,… Những bức tranh bên cạnh giá trị nghệ thuật còn mang theo giá trị lịch sử. Vậy nên những bức tranh của họa sỹ người Na Uy là Barid sẽ thật là oan khi bị gỡ bỏ chỉ bởi những ám ảnh của một vài người.

Đối với thị trường nghệ thuật thì chắc chắn đây là một tin vui bởi đã phát hiện ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị đương đại cao, phản ánh bởi chính việc chúng bị gỡ xuống.

Một câu hỏi đặt ra “Phải chăng đây là chiêu thức PR cho tác phẩm nghệ thuật?” Câu trả lời sẽ có khi có người trả giá mua những bức tranh này.

Nguyễn Đức Tiến – Học viên Học viện Nghệ thuật Sotheby’s, 01/11/2013.