Triển lãm mang tên Danh nhân-Bằng hữu của họa sỹ Trần Đạt đang diễn ra tại Bảo tàng Mĩ thuật TPHCM. Hơn 100 bức tranh vẽ chân dung những người có tên tuổi thuộc nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh doanh,… đa phần đều còn sống và đang tiếp tục lao động đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam hôm nay đã được trưng bày tại đây.

DSC06829
 

Triển lãm Danh nhân-Bằng hữu của họa sỹ Trần Đạt được trưng bày theo các chủ đề: chân dung các nhà văn, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng - chân dung các họa sĩ, nghệ sĩ  có nhiều đóng góp trong hoạt động nghệ thuật - chân dung các doanh nhân thành đạt.

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chân dung về các danh nhân thuộc lĩnh vực văn hóa như nhà văn Tô Hoài, nhà thơ Bằng Giang, giáo sư Vũ Khiêu, cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh.

Một Tô Hoài đầy sự dí dỏm, trẻ thơ dễ làm ta liên tưởng đến những trưa hè vắt vẻo trên cây ổi, đọc cuốn Dế mèn phiêu lưu ký. Tô Hoài bước vào tranh của Trần Đạt một cách tự nhiên, làm cho người xem cảm thấy gẫn gũi

DSC06812

DSC06811

DSC06843

 

Hay một Văn Cao, người nhạc sỹ tài hoa luôn có cái nhìn về cuộc đời trong sáng, bình dị như Mùa xuân đầu tiên.  Nét tinh anh trong đôi mắt ưu tư của ông, những nếp nhăn năm tháng trên khuôn mặt cùng mái tóc lãng tử đã được Trần Đạt đưa vào tranh đầy cảm xúc.

 

DSC06805

Ngay trên sàn của sảnh triển lãm, bức chân dung của GS sử học Nguyễn Lân Cường vừa hoàn thành. Nét sơn còn ướt. Dường như  họa sĩ đã chạy đua với thời gian để hoàn thành bức vẽ này, bởi ông chỉ mới vẽ khi GS đến xem triển lãm tranh. Tron g tranh, những tia sáng trong mắt ông, làn môi hơi mím, vầng trán, chiếc mũi và cái cằm cùng nhô hướng về phía trước, cho ta cảm giác như ông đang ưu tư. Bằng một vài nét cọ, họa sỹ đã làm nổi gồ lên những đường cơ, thớ thịt được ghi dấu ấn bởi thời gian và tạo nên những mảng miếng trên khuôn mặt. Ngắm chân dung GS Nguyễn Lân Cường trong tranh, chúng ta như đang thấy ông say sưa giảng về văn hóa qua những pho tượng cho một đoàn khách nước Ngoài tại một ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh.

DSC06806

Ngay cạnh chân dung nhạc sỹ Văn Cao là chân dung họa sỹ Bùi Xuân Phái. Những nét cơ mặt co cụm, cái trán hẹp, hai hõm má sâu, hàng ria cắt tỉa sắc gọn, mí mắt quầng lên, tất cả như khô đanh lại . Màu vẽ khuôn mặt được họa sỹ sử dụng chung với màu vẽ thể hiện những bức tường, mái nhà đầu đao khô cũ của phố cổ Hà Nội ; những góc tam giác tạo nên bởi những cơ thịt trên khuôn mặt cùng xếp nếp với những góc tam giác của những nóc nhà Phố cổ. Sử dụng màu vàng loang lổ cho cả những mái nhà và khuôn mặt, tác giả gợi cho người xem những nét đẹp vương vấn của một Hà Nội cổ kính mà hào hoa. Ở bức tranh này,  họa sỹ Trần Đạt đã khai thác thành công cách vẽ ánh sáng: sáng, sáng vừa, hơi tối, tối, để làm nên những mảng màu tương phản trong tranh, từ đó bật nên cá tính nhân vật.

DSC06808

Trong hơn 100 bức chân dung được trưng bày, chân  dung nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơnluôn  thu hút được sự chú ý của người xem bởi tài năng cũng như những câu chuyện cuộc đời của ông. Họa sỹ Trần Đạt đã thể hiện chân dung Trịnh Công Sơn với bố cục hai mảng cân đối trái - phải. Một nửa khuôn mặt nhạc sỹ bừng sáng dưới sắc màu vàng ánh, một nửa tối thẫm như hai phần trong con người ông: trải nghiệm (vui, buồn, yêu, ghét) với đời để nuôi dưỡng phần khoảng lặng nhưng đầy nhiệt huyết, luôn sẵn sàng bùng nổ thành những giai điệu, tiết tấu, ca từ mang dấu ấn riêng của Trịnh Công Sơn. Những nét màu xanh dương liên kết cả hai mảng sáng tối, tựa như dòng chảy vô tận của âm nhạc mà ông để lại cho đời.

 

DSC06809

 

Đặc biệt, lần đầu tiên hình ảnh cố nghệ sỹ hát Xẩm Hà Thị Cầu, người nghệ sỹ cuối cùng nắm giữ những bí quyết của hát Xẩm, được thể hiện trong hội họa. Với cái nhìn phá cách, rũ bỏ những cách nhìn bảo thủ tồn tại trong Mĩ thuật, họa sỹ Trần Đạt vẽ chân dung nghệ sỹ Hà Thị Cầu bằng tất cả tình yêu đối  với văn hóa dân gian. Và như cố ý, ngay cạnh đó, họa sỹ Trần Đạt đặt bức chân dung GS Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu văn hóa, đang bằng công cụ của thế giới hiện đại để bảo tồn và truyền bá văn hóa dân gian Việt. Hai bức chân dung dường như tạo nên một sự tiếp nối hoàn hảo cho con đường phát triển của văn hóa Việt.

DSC06825
 

Ở một không gian khác, tĩnh lặng hơn, ta sẽ gặp rất nhiều  gương mặt nổi tiếng trên các lĩnh vực. Bức chân dung của doanh nhân L P Vũ, chủ tịch tập đoàn Hoa sen là một ví dụ. Ông ấy nổi tiếng thành đạt trong kinh doanh và có nhiều hoạt động hướng tới cộng đồng,  như việc mời Nick Vujicic, chàng trai không chân tay đầy nghị lực truyền hứng khởi cho hàng vạn thanh thiếu niên Việt Nam. Bằng thủ pháp vẽ chân dung với những mảng màu mở rộng vượt ra ngoài giới hạn của toan, tràn lên bo và khung gỗ, họa sỹ Trần Đạt như muốn tái hiện tính cách rộng mở, một tâm hồn được dưỡng dục, thấm nhuần Đạo Phật của ông chủ một tập đoàn lớn.

Tôi hỏi họa sỹ Trần Đạt rằng ông hoàn thành 106 bức chân dung này trong bao lâu, ông nói khoảng hơn 2 năm. Tôi nói với ông là không thể tưởng tượng được sức lao động của ông lại nhiều đến như vậy, ông nói “mình vẽ rất nhanh, bởi mỗi người trong tranh, mình đều gần như rất hiểu, đến mức nhắm mắt cũng có thể tưởng tượng ra và vẽ được chân dung,…”

Để hoàn thành 106 bức chân dung này, họa sĩ Trần Đạt đã phải lao động miệt mài hơn hai năm. Ông nói : “mình vẽ rất nhanh, bởi mỗi người trong tranh, mình đều gần như rất hiểu, đến mức nhắm mắt cũng có thể tưởng tượng ra và vẽ được chân dung,…”. Trên thế giới, nhiều  danh nhân thuộc lĩnh vực hội họa đương đại trên thế giới mà tên tuổi của họ được đo lường bằng những bức tranh trị giá hàng triệu, hàng chục triệu đô la Mĩ, có một họa sỹ mà phong cách vẽ của ông và họa sỹ Trần Đạt là rất giống nhau khi vẽ về chân dung, hình thể con người, đó chính là họa sỹ Lucian Freund người Anh gốc Đức (Do Thái). Họa sỹ Lucian Freund (1928-2011) cả cuộc đời chỉ đam mê vẽ về hình thể con người, với phong cách lột tả đến tận cùng từng lớp da, thớ thịt của nhân vật, vượt qua cả những chuẩn mực của hội họa.  

DSC06623
 

Bức chân dung Nữ hoàng Anh được Lucian Freund vẽ năm 2005.

Trong tác phẩm Benefits Supervisor Sleeping, Lucian Freund vẽ một người quản gia béo với từng lớp mỡ, thịt nhão nhoẹt,... đã được bán với giá 33,6 triệu đô la tại nhà đấu giá Christine’s New York năm 2008. Hy vọng rằng, một tương lai tươi sáng sẽ mở ra cho những họa sỹ Việt Nam kiên trì sáng tạo khác biệt như họa sỹ Trần Đạt.

(Nguồn: Ảnh và Bài của TS. Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net, 05/6/2013)