Chú hề với chiếc khăn xanh, họa sĩ Arman Harrion, Sơn dầu trên panen gỗ, kích thước 17,8x14 cm
Năm 2008 nhà đấu giá Sothe’by đã đấu giá thành công các bức tranh của Arman Harrion, tiếp theo là đấu giá thành công của nhà đấu giá Skinner năm 2012. Tháng 6 năm 2013 một nhà đấu giá tại Mĩ sẽ tiếp tục đấu giá các tác phẩm của họa sĩ, hiện tại chúng ta có thể tham gia đấu giá qua internet. Dưới đây là sơ lược về tiểu sử và những nổi trội trong các tác phẩm hội họa được đấu giá của họa sĩ.
Nụ cười chú hề, họa sĩ Arman Harrion, Sơn dầu trên panen gỗ, kích thước 17,8x14 cm
Arman Harion sinh ngày 30 tháng 5 năm 1897 tại vùng Liesge, nước Bỉ. Những tác phẩm đầu tay của ông vẽ về tĩnh vật, chân dung,.., với phong cách vẽ cẩn trọng với những chi tiết tỉ mẩn và khai thác điêu luyện các hiệu ứng ánh sáng trong màu vẽ. Họa sĩ cũng vẽ những bức họa phong cảnh mô tả nhiều về vùng thung lũng vùng song Outhe nước Bỉ. Dấu ấn ông để lại nước Bỉ là các tác phẩm trong trưng bày tại các phòng trưng bày nước Bỉ, sau đó ông rời đến Paris nước Pháp như một công dân tự do để đưa những tác phẩm hội họa của mình ra gần công chúng yêu nghệ thuật hơn.Tới nước Pháp ông bắt đầu dành thời gian vẽ lại chính mình với phong cách của một nhân vật hề kịch câm – Pierrot, người có thể làm cho công chúng bị cuốn hút, mê hoặc bởi những biểu cảm qua khuôn mặt. Ông bị cuốn hút bởi các sân khấu kịch vui, những sự hài hước và ứng khẩu vui vẻ của kịch cổ điển khởi nguồn từ Italia trong nửa cuối của thế kỷ 16, vai diễn hề kịch câm – Pierrot trong sân khấu Pháp tương tự như vai diễn nhân vật Pedrolino của Italia, một người hầu tin cẩn người vui vẻ chơi những trò tinh nghịch trêu chọc mọi người.
Chú hề tỏ ra ngạc nhiên, họa sĩ Arman Harrion, Sơn dầu trên panen gỗ, kích thước 17,8x14 cm
Chú hề cười duyên, họa sĩ Arman Harrion, Sơn dầu trên panen gỗ, kích thước 17,8x14 cm
Nếu so sánh với sân khấu chèo Việt Nam sẽ giống nhân vật hề chèo không thể thiếu trong các vở kịch chèo truyền thống. Không giống như những người hầu trong sân khấu kịch vui, Pierrot không đeo mặt nạ, thay vào đó là trang điểm một lớp mặt nạ phấn dày mà trắng. Nhân vật mặc thứ trang phục rộng lùng thùng, áo bó chẽn phồng maù trắng với những chiếc cúc trắng to cùng cổ áo trang chí diềm màu trắng, cùng chiếc quần bó màu trắng. Sang thế kỷ thứ 18, 19 Pierrot trở thành nhân vật với những dấu ấn lãng mạn, đó là “sự ngọt ngào, khờ khạo ngây thơ, mang mơ mộng của tâm hồn thi sĩ, và bị xã hội gièm pha, chê bai nhiều”. Nhiều họa sĩ, từ Jean-Antonie Watteau tới Paul Ceanne, Pablo Picasso, và Aubrey Beardsley đã bị cuốn hút bởi trang phục đầy tính cách và thể hiện những khát khao, cách ứng xử hay thái độ với nhiều suy tư của vai diễn này, và nó như chính là hình ảnh được phản chiếu trong gương khi họa sĩ soi mình trong gương. Họa sĩ Harrion đã tự biến bản thân mình thông qua trang phục, trang điểm, trình diễn biểu cảm khuôn mặt trở thành người diễn lại những sắc thái kịch nghệ của nhân vật Pierrot, bằng phong cách thức độc đáo, duy nhất và rất biểu cảm như những hình ảnh ấn tượng mang tính di sản văn hóa của nhân vật này, người mà những họa sĩ, nghệ sĩ như nhìn thấy chính bản thân họ kèm sự nổi danh của họ.
(Nguồn dịch và viết từ www.spanierman.com, www.sothebys.com, www.skinnerinc.com, Tiến sĩ Philip Nguyen từ Ramgallery.net)