Một năm trước, vào một sáng Chủ nhật trước ngày Giáng sinh, giữa sân Nhà thờ Hàm Long, Hà Nội, có  năm bức ký họa, trực họa về Chiến tranh Việt Nam được trưng bày. Có lẽ đây là hiện tượng lạ vì từ ngày có Nhà thờ Hàm Long đến nay, chưa có cuộc triển trưng bày nào kiểu như vậy.

Chỉ sau Giáng sinh vài ngày, người ta lại thấy, những bức tranh đó trưng bày giữa sân Nhà thờ đá Phát Diệm. Và nghe Cha sứ nhà thờ nói lại, trong chuyến thăm chúc mừng năm mới người dân Công giáo của Phó chủ tịch nước N.T.Doan, ông đã khéo léo đưa Bà đi qua những bức tranh đó. Ngay cả đại VTV4 cũng đã ghi hình những bức ký họa đó.

trienlam_ky_hoa_chien_tranh

Một năm sau, giữa những ngày các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về  40 năm chiến thắng Điên Biên Phủ trên không, nơi mà hàng chục máy bay B52 và hàng trăm máy bay của không quân Mĩ bị bắn rơi, những bức ký họa được trực họa tại chiến trường này lại được trưng bày, với số lượng lên đến hơn 60 bức. Không biết là sự lặp lại kỳ diệu hiện tượng lạ hay không, nhưng nơi đang diễn ra hiện tượng này, lại chính là tại căn nhà Pháp cổ, trước đây là khuôn viên của cố Đức Tổng Giám mục Hà Nội, số 55 Trần Quốc Toản, Hà Nội.

Hơn 60 bức tranh phản ánh đa dạng, các góc nhìn của cuộc Kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Bắc giai đoạn 1966-1973: Những nhân vật tham gia cuộc chiến tranh là ai ? (Who?) Ai sống và sống thế nào, ở đâu trong cuộc chiến tranh? (Where?) Tại sao phải tham gia chiến tranh? (Why?)…. Nếu gọi tắt thì có thể cuộc trưng bày này có tên là “4W” theo như lời của “tay mơ” và ‘liều lĩnh” nhưng nghiêm túc về Nghệ thuật, người sưu tập những bức trực họa chiến tranh này.

kyhoa_chientranh1

Có vị khách hỏi “tôi biết anh cách đây mấy tháng, vừa triển lãm ca ngợi một người Mĩ, người trong số 20 nhân vật người mĩ có tầm ảnh hưởng nhất Thế giới, phù thủy công nghệ hãng quả táo, Steve Jobs, khiến Phó tham tán Mĩ phải đến đọc lời cảm ơn. Vậy hôm nay anh làm tiếp cuộc trưng bày, phơi bày sự tàn khốc của Chiến tranh gây ra tại Việt Nam của nước Mĩ, có mâu thuẩn hay động cơ gì không đây?”

“Cười” “Đây là những bằng chứng sống, tái hiện lịch sử, thì đều cần được tôn trọng như nhau, không phân biệt”. “Tôi tôn trọng các nghệ sĩ-họa sĩ, bởi họ sáng tác mà không bị giới hạn bởi những tư tưởng của cá nhân hay đám đông, giúp tôi và nhiều ngưởi hiểu hơn về lịch sử,  và đây, cuộc trưng bày này, có thể hiểu như một sự ghi nhận đích thực thêm dành cho họ” “cười” “tiếng Anh ghép lại là Real Acknowlege Making – RAM, tên trang mạng tôi dành để ghi nhận các nghệ sĩ đấy www.ramgallery.net

Vị khách khác hỏi “Ông làm thế nào mà thuyết phục được các Cha sứ cho trưng bày tại  Nhà nhờ?” “Cười, thì có một số bức tranh ghi lại hình ảnh những thiếu nữ Công giáo tham gia chiến đấu, đơn giản vậy thôi, tất nhiên cũng mất khá công sức thuyết phục đấy”

Tay mơ tâm sự “Ngày nay, cuộc sống hiện đại, phim, ảnh sáng tạo bởi công nghệ đang thỏa mãn những nhu cầu của mọi giới, tôi tìm con đường khác biệt, không mới, để thỏa mãn việc PR cho những tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Việt, bằng cách in lên áo phông, mời họa sĩ ký tươi lên, mọi người có thể sở hữu phiên bản Nghệ thuật “sịn” mà không khó khăn gì nhiều”.

kyhoa_chientranh_2

Chụp một tấm hình, có ông chủ quán cà phê, tay mơ sở hữu bộ các ký họa, và cô nhân viên phục vu, ai nấy đều phủ trên người một tác phẩm nghệ thuật, ký họa về chiến tranh, chúng tôi đều cảm nhận thấy, họ đã tìm ra những cách để lạc quan, để tự tin bước qua những bề bộn, mệt mỏi, lo lắng của năm khủng hoảng toàn cầu này.

kyhoa_chientranh_3

(Các tranh Ký họa chiến tranh trưng bày tại số 55 Trần Quốc Toản, từ 19/12 đến hết 25/12/2012)