DSC06618
 

 

Người mẫu nữ da đen bóng, gợi cảm giác rất ẩm ướt nổi bật, tương phản hoàn toàn với màu trắng của studio, đó chính hình ảnh của tác phẩm ảnh Nuy có tên “Frog Woman” . Người đàn bà trong tư thế hai bàn chân, hai bàn tay cùng chạm xuống mặt đất, với tất cả các ngón chân, tay xòe ra, hai bàn tay như bấu chặt mặt đất, hai bàn chân như đang cố lấy mặt đất làm điểm tựa để đạp mạnh – hai đùi của người đàn bà dang rộng sang hai bên – đầu và cổ cúi gập xuống hết mức như muốn hướng đôi mắt tập trung nhất vào khoảng trống giữa hai đùi – chiếc lưng dài nổi gồ lên những đốt xương sống, xương bả vai, những thớ cơ kéo căng từ gáy cho đến thắt lưng và xuống tận đường hõm giữa hai bờ mông – rõ ràng là cơ thể người đàn bàn thể hiện rằng toàn bộ “tâm”“sức”đang được tập trung hết sức cho một việc, không thể việc gì khác hơn – sinh nở.

Chắc chắn là như vậy rồi, bởi nghệ sỹ Sylvie Blum đã có chủ ý khi đặt tên cho tác phẩm ảnh nuy này có cái tên tạm dịch “Nữ thần ếch”. Chúng tôi đã nghiên cứu tài liệu nói về Ếch trong văn học, hội họa, điêu khắc, và hôm nay chia sẻ với bạn đọc:

DSC06615
 

Tượng sứ con ếch, khoảng 1390-53 B.C.E, hình tượng con ếch là biểu tượng cho Nữ thần Heqet trong thần thoại Hy lạp, con ếch với đùm trứng ếch là biểu thị ý nghĩa “one hundred thounsand – một trăm ngàn” tương tự như sự giàu có thừa thãi cả về của cải và tình cảm.

Một con ếch nhỏ màu xanh, đang ngồi trên mặt đất, bốn chân nó chống xuống đất, đầu hướng về phía trước, da bóng nhẫy như có nước, hai mắt lồi ra hướng về một điểm, dường như cái lưỡi của nó đột ngột phóng ra từ cái miệng rộng và kéo con côn trung vào bên trong miêng, hai cái chân sau dài dang rộng ra, dường như nó sắp đạp mạnh để nhẩy tung lên, tất cả những miêu tả trên đây đều đến từ một tác phẩm con ếch bằng gốm màu xanh có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại được tìm thấy.

DSC06616
 

Meditating Frog – Con ếch trầm ngâm,  chất liệu mực trên giấy,họa sỹ Sengai, bậc thầy về vẽ tranh Thiền-Zen, thế kỷ 18, Nhật bản

Ngày nay ta sẽ tìm thấy nhiều những con ếch bằng thủy tinh được bày bán trong các cửa hàng lưu niệm, và đó là một món quà tặng mang ý nghĩa sống thọ và may mắn, thậm chí còn được đeo vào người như một chiếc bùa may mắn.

Trong thần thoại Hy Lạp, con ếch là biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho nữ thần Heqet, vị thần của nguồn nước giúp con người mang thai khi uống vào. Chính chồng của Nữ thần Heqet là vị thần Khnum đã nặn ra loài người và Nữ thần là bà mụ chui vào trong cơ thể con người giúp con người mang thai và sinh sản. Và vì vậy truyền thuyết đã mô tả tư thế người đàn bà khi sinh nở với hai đùi mở rộng ra, giống như con Ếch (Nữ thần Heqet) khi sinh sản, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hình ảnh cực kỳ cổ xưa vẽ Nữ thần ếch có từ khoảng 6000 năm trước Công nguyên, và sự giàu có được gắn với hình tượng con ếch, con ếch là biểu tượng của tử cung người đàn bà, nước, sinh sản và nuôi dưỡng.

Một điểm đặc biệt là ếch ngủ hay còn gọi là “chết” vào mùa đông, và chỉ tỉnh lại vào mùa xuân, dường như dưỡng sưc để sinh sản khi mùa mưa đến, nghệ sỹ Sylvie Blum đã khai thác điểm tương đồng: 1)hình ảnh trắng xóa của nền studio như không khí của mùa đông, 2) khuôn mặt giấu đi của người mẫu trong ảnh như con ếch đang ủ mình-“chết” để chuẩn bị cho một kỳ sinh nở.

 

DSC06617

Frogs at Waterhole – Những con ếch và vũng nước, chất liệu tranh cát, họa sỹ Wilito Wilson, 1942, Mĩ, tranh sao lại hình ảnh được các thầy phù thủy vùng Navajo sử dụng, hàm ý những con ếch đánh dấu các hướng trên chiếc la bàn.

Trong nhiều nền văn hóa khác nhau, những con ếch được biểu tượng cho những cơn mưa làm sạch không khí, đất và nước. Những thầy phù thủy Haida vùng tây-bắc Thái Bình Dương, Mĩ đã nói rằng quyền lực của họ gắn liền với những con ếch. Thực tế da ếch rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là môi trường độc hại, phải chăng nghệ sỹ Sylvie Blum cũng có hàm ý này dành cho sự nhạy cảm của người đàn bà với thời cuộc. Mời các bạn độc giả hãy tự suy luận tự do theo cảm nhận riêng của mình khi ngắm bức hình có tên “Frog Woman – Nữ thần ếch”

DSC06620

(Nguồn: Vựng tập Naked Beauty, Sylvie Blum, 2011 và bình luận của TS.Philip Nguyễn từ www.ramgallery.net)