Triển lãm được khai mạc nhân kỉ niệm một năm ngày mất của Steve Jobs vào sáng 5/10 tại Thư viện Quốc Gia (Hà Nội). Trưng bày 21 tác phẩm hội họa sơn dầu và 1 tác phẩm điêu khắc, được sáng tác bởi sự kết hợp của họa sĩ Bùi Văn Khoa, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ cùng nhà nghiên cứu về Apple và Steve Jobs TS. Nguyễn Đức Tiến.

Steve Jobs được cả thế giới biết đến như tạp chí Times của Mỹ (24/7/2012) đã so sánh ông có tầm ảnh hưởng ngang Alber Eistein, Thomas Edison, G. Oasinhton trong danh sách 20 người Mĩ có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Đưa những nội dung công nghệ kĩ thuật khô khan vào mỹ thuật điêu khắc đã khó qua đó chuyển tải một câu chuyện còn khó hơn đòi hỏi các nghệ sỹ phải mất nhiều thời gian, công sức. Triển lãm “Tư duy khác biệt” không đơn thuần mô phỏng chân dung con người ông mà tái hiện và cập nhật toàn bộ di sản do Steve Jobs cùng công ty Apple để lại cho thế giới ngày nay. Gắn liền với 7 cột mốc trong 35 năm (1977 – 2012) phát triển công nghệ thông tin của nước Mỹ như sản xuất máy tính cá nhân, công nghệ âm nhạc, công nghệ in ấn, xuất bản và công nghệ hoạt họa. Đây là cách thể hiện mới lạ, hiếm thấy trong hội họa và điêu khắc Việt Nam.

 

Tư duy khác biệt- nghệ sỹ Việt tưởng nhớ Steve P.Jobs

 

Những người quan tâm tới công nghệ hẳn sẽ thấy thích thú khi được ngắm nhìn những bức tranh mô phỏng quá trình ra đời của iPod, iTunesnhững sáng tạo làm nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới. Hay những minh họa ngộ nghĩnh từ phim hoạt hình 3D Toy Story khởi nguồn cho nhiều bộ phim sau được cả thế giới đón nhận. Bởi chính những điều nhân văn Steve Jobs tìm thấy trong đạo Phật kết hợp với sáng tạo công nghệ và sự lao động, đòi hỏi tạo tác ra sản phẩm đến tột đỉnh của sự hoàn hảo.

Những ai yêu mến, thần tượng Steve Jobs, sẽ hiểu hơn về con người này qua những tác phẩm mang trong mình bài học được đúc kết từ chính cuộc đời ông. Đó là triết lý kinh doanh phải tạo ra những sản phẩm khác biệt cho đa số bình dân, thân thiện như những trái táo là sự thể hiện tầm nhìn của ông, dù phải trả giá đắt. Hay kinh nghiệm tự học, rèn luyện kỹ năng nghề, sáng tạo ra sản phẩm được cộng đồng đón nhận, có thể tự tin bước ra cuộc đời.

Ám ảnh người xem hơn cả là bức tranh “Hi vọng”, tái hiện quãng thời gianSteve Jobs mắc bệnh hiểm nghèo. Điều ông khát khao duy nhất là được sống để chứng kiến ngày con trai mình tốt nghiệp trung học để tự tay trao cho con chiếc xe đạp mình đã dùng. Dù là một trong những người giàu có nhất hành tinh song thứ mà ông mong muốn con trai kế thừa là phát huy được những gì ông để lại thật hiệu quả, sống động như vầng mặt trời rực cháy trong bức tranh.

 

Bức tranh: Hy vọng, vẽ Steve Jobs cùng con trai.
 
Bức tranh: Hy vọng, vẽ Steve Jobs cùng con trai.

 

Toàn bộ không gian triển lãm chỉ có duy nhất một bức tượng bằng thép và composit của nghệ sĩ điêu khắc Lê Đình Quỳ. Tượng bán thân Steve Jobs cao trên 2m, được đặt trên trụ bắt nguồn từ bệ đỡ hình tròn, bên dưới khắc họa bức tranh nổi tiếng của Picasso cuộc họp của các nhà triết học cổ gồm đại diện bảy nhà khoa học cơ bản của nhân loại.

Bằng cái nhìn mới mẻ, sáng tạo của những người am hiểu và yêu mến Steve Jobs, 21 bức tranh và 1 bức tượng đã làm nên tổng hòa đúng như cái tên của triển lãm: Kể lại câu chuyện về con người dám tư duy khác biệt, dám khát khao hành động, có thể thay đổi được những điều không tưởng.

Một số hình ảnh trong triển lãm:

 

Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang
 
Bài và ảnh: Nha Trang