KHÔNG DỄ ĐỂ HIỂU ĐƯỢC TINH THẦN NGHỆ THUẬT CỦA TRANH NGUYỄN TƯ NGHIÊM

Nguyễn Tư Nghiêm đã nói:
“Việc vẽ tranh của tôi được dẫn dắt bởi những hình bóng truyền thống của Việt Nam. Những chạm và điêu khắc gỗ, những hình ảnh thô mộc về chim thú, hoa, cây cỏ đã định hình trong nghệ thuật của tôi. Giai đoạn triều Nguyễn, thế kỷ 19, điêu khắc và thiết kế của những nơi gặp gỡ cộng đồng ở những ngôi làng trở thành nguồn gốc khơi nguồn cho những bức tranh của tôi. Ở triều đại Lý, Trần và Lê, những nghệ thuật được tạo ra những giai đoạn này, đã dẫn dắt tôi để vẽ ra những biểu tượng của các con Giáp. Những vốn văn hóa cổ này đã định hình nên tranh của tôi.”

“Quan điểm của tôi thì những người xem tranh sẽ thực sự là chưa hiểu một cách cặn kẽ, khi nói đã quen thuộc với những hình ảnh thuộc tinh thần và văn hóa mà người nghệ sĩ đã đưa vào tranh. Mỗi người đều có nền tảng văn hóa khác nhau nên sẽ có sự suy diễn khác nhau. Nhưng đòi hỏi phải có độ nhạy cảm cao đối với mỗi người xem để có thể cảm kích với nghệ thuật của từng thời kỳ lịch sử và xã hội khác nhau của đất nước.”
 
 
Tiếp theo, nhà làm nghệ thuật của Lã Vọng Gallery viết về ông.
 
Nguyễn Tư Nghiêm, được coi là bậc thầy của hội họa ở Việt Nam, ông là một họa sĩ có khuynh hướng lập thể nhưng cũng là một họa sĩ đắm chìm trong truyền thống và văn hóa dân tộc một cách thuần khiết nhất. Những nét vẽ của ông định hình hình ảnh ông như một vị “giám tuyển” nghệ thuật của chạm khắc và điêu khắc ĐÌNH LÀNG qua nhiều triều đại.
 
Những bức tranh linh vật – con giáp hàng năm, giống như sự kết nối đến từ các triều đại cổ  tới hiện tại, ví như bức tranh Con Hổ 1998, được biểu hiện bởi các móng vuốt xòe ra và độ cong của chiếc đuôi, một biểu tượng kết nối xuyên hàng thế kỷ. Các con thú của ông nhìn mạnh mẽ, nhưng là sự nhẹ nhàng và thân thiện.
 
Màu sắc tranh của ông dường như đơn giản và nguyên sơ, nhưng thực tế lại là những nghiên cứu tuyệt vời, tạo nên sự tồn tại gắn kết giữa sự ngây thơ (trẻ con) với sự chính xác (kỹ thuật) trong tranh, để mô tả về những miền quê và văn hóa của người Việt.
 
 
 
Ông thường đào sâu nghiên cứu vào huyền thoại và truyền thuyết để tìm nguyên liệu – nhân vật cho sáng tạo hội họa. Ví như Thánh Gióng với giáp sắt và cây gậy sắt, hoặc như nàng Kiều, người đã bị bán vào nhà thổ bởi tay chồng quỷ quyệt, Nguyễn Tư Nghiêm sáng tạo nên phong cách làng quê của riêng ông, một bữa tiệc văn hóa của những khối màu bao trùm lên nhân vật. Những hình người nhảy múa, những người đàn bà được hình tượng hóa thành những ao sen mà tất cả tỏa sáng và xinh đẹp trong văn hóa Việt nam.
 
Giống như Picasso, người mà ông ngưỡng mộ, ông nhận ra từ rất sớm rằng tất cả những kỹ thuật hội họa ông được huấn luyện nếu tiếp tục theo đuổi thì ông sẽ dần bị lãng quên trừ khi ông quay trở về với cội nguồn xã hội của ông nơi cho ông nguồn cảm hứng.
 
Ông là một tinh hoa của hội họa Việt Nam và ông là người đi tiên phong của nghệ thuật đương đại trên nền tảng truyền thống dân tộc Việt, là sự gắn kết chặt chẽ giữa làng quê và văn hóa cổ của Việt Nam.
 
(Cát Khánh trích dịch từ sách NN, 1/2024)