Bức tranh Múa Cổ vẽ năm 1994 của nhà sưu tập Thu Giang, có chú giải in cùng bức tranh rằng đây là tranh bột màu, theo bản in tại trang 75, trong cuốn sách Nguyễn Tư Nghiêm, xuất bản 2019, tại nhà xuất bản mỹ thuật, tác giả Quang Việt.



Cùng là bức tranh đó, bức tranh Múa Cổ vẽ năm 1994 của nhà sưu tập Thu Giang, có chú giải in cùng bức tranh rằng đây là tranh sơn mài, theo bản in tại trang 35, trong cuốn sách Nguyễn Tư Nghiêm – Tranh Nguyễn Tư Nghiêm Trong Sưu Tập Nguyễn Thu Giang, xuất bản năm 1994, tại nhà xuất bản mỹ thuật, biên tập bởi Nguyễn Quân nguyên tổng biên tập tạp chí mỹ thuật.

Đầu năm 2023, người nghiên cứu Đức Tiến có trao đổi vấn đề này với tác giả Quang Việt, anh đã xem, và công nhận, đây là lỗi trong quá trình làm sách, nên cần phải sửa. Người nghiên cứu có ý muốn tiếp cận bức tranh sơn mài Múa Cổ của cô Thu Giang, như một phần thực nghiệm của quá trình nghiên cứu, nhưng hiện chưa thực hiện được.
May mắn, thực tế trước đó vài năm, người nghiên cứu đã được tiếp cận một bức tranh Múa Cổ, sơn mài vẽ cùng một mô típ, khác về thời gian, vẽ thập niên 1980, của một nhà sưu tập Hà Nội. Từ thực tế nghiên cứu này, người nghiên cứu có cơ sở để tự tin trao đổi với tác giả Quang Việt của cuốn Nguyễn Tư Nghiêm 2019.

Việc để có thể tiếp cận xem trực tiếp các tác phẩm sơn mài Múa Cổ của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là rất khó tiếp cận với tất cả mọi người, tại sao vậy?
-          Lý do thứ nhất là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ chất liệu quí, đắt tiền như sơn mài, ông vẽ ít, vì nghèo.
-          Lý do thứ hai là ngày hôm nay tìm đến nhà cố họa sĩ, để được ngắm tác phẩm Múa Cổ sơn mài cũng khó khăn, khó tiếp cận, vợ cố họa sĩ cũng cao tuổi, tiếp khách hiếm hoi.
-          Lý do thứ ba là người nghiên cứu đã tìm đến khoảng non chục nhà sưu tập kỳ cựu, giàu có, hoặc từng là bạn thân với họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, sống ở Hà Nội hay tp. Hồ Chí Minh thì cũng chỉ vài nhà sưu tập còn có tranh sơn mài Múa Cổ, họ cũng hạn chế cho xem.
-          Lý do thứ tư là khoảng dưới năm bức Múa Cổ sơn mài có độ tin cậy cao, đã được các nhà sưu tập trong nước mua từ đấu giá nước ngoài mang về, người nghiên cứu đã tiếp cận trực tiếp xem, và thực tế các nhà sưu tập cũng hạn chế cho ai xem.
Những lý do trên đã diễn giải mức độ hiếm của việc nhìn thấy và nghiên cứu tranh Múa Cổ.

Người nghiên cứu, trong bài viết này, chia sẻ vài trích đoạn ảnh chụp thực tế, gần đây nhất, trong khi nghiên cứu một tranh sơn mài Múa Cổ của nhà sưu tập Hà Nội, có cùng màu sắc, mô típ, cùng giai đoạn với tranh in trong sách các năm 1994, 2019.







Qua giao diện màn hình, bằng cảm quan, chúng ta cùng thấy và cảm nhận, ghi nhớ được, về màu sắc, của chất liệu sơn mài, dù không mười phần thì cũng phải tới tám phần. Cốt lõi của việc ghi nhớ này để minh định về tranh sơn mài của họa sĩ, chí ít thì cũng ở giai đoạn thập niên 1980 tới thập niên 1990.

Từ nghiên cứu sách vở cho tới thực tiễn, người nghiên cứu mong góp chút hiểu biết nhỏ bé cho mỹ thuật và các nhà sưu tập.
 

(Cát Khánh trích viết từ nghiên cứu của người nghiên cứu NĐT, 12/2023)