“Trong số những họa sĩ sáng tac nhiều về phụ nữ, Trần Đông Lương là người mê mải nhất và đã dành cả tâm hồn cho đề tài mà mình yêu thích là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam” (TCMT, 1988).
Sinh 1925 tại Sơn Tây. 1943 tham gia học vẽ ở trường mỹ nghệ thực hành. 1945 tham gia Kháng chiến, 1949 gặp Tô Ngọc Vân ở Phú Thọ và theo học khóa Kháng chiến theo lời khuyên của Tô Ngọc Vân.
 
 
 
1954 trở về Hà Nội, vẽ bức tranh lụa đầu tiên là “nữ sinh kháng chiến” (Bộ ngoại giao mua). Sau đó một loạt các tranh lụa ra đời “Được chia quả thực” 1955, “Hạnh phúc” 1956, “Anh hung bác sĩ Phạm Ngọc Thạch” 1957 (Viện bảo tàng mỹ thuật mua), “Tổ thêu” 1958, …, “Gió hè” 1960 (mẫu là vợ họa sĩ)… Giai đoạn này nhà nghiên cứu Nguyễn Phi Hoanh viết “…nhờ có vốn hình họa vững vàng, những tác phẩm vẽ lụa của Trần ĐÔng Lương có khối hình chặt chẽ, ánh sáng trong trẻo…”.
 
 
1960 ông xin ra khỏi biên chế nhà nước, thành họa sĩ tự do, chuyên tâm nghiên cứu phụ nữ và chỉ chuyên sâu vẽ đề tài phụ nữ. Ông thử nghiệm vẽ tranh phấn màu, “ông vẽ kỹ phấn màu rồi mới chuyển sang lụa, có thể nói với ông phấn màu cũng chỉ là nghiên cứu, nên tranh của ông sinh động, tình cảm, đường nét uyển chuyển” (TCMT, 1988)
 
Vẽ chất liệu màu nước, thì Tạp chí Liên Xô (1970) Smeleva đã nhận xét những tác phẩm của ông có mặt tại bảo tàng phương Đông là: “Trần Đông Lương có biệt tài sử dụng hiệu quả các màu nước đơn sắc và mực nho, màu sắc hòa trộn với nhau gần như không phân biệt được, đường nét mềm mại…”
 
 
Tạp chí Mỹ thuật 1988 nhận xét Trần Đông Lương là người sáng tác sống được bằng nghề của mình. Ông mong muốn có một triển lãm của riêng cá nhân chỉ bày khoảng 20 tác phẩm, ông nói là khó tập hợp được vì những người yêu tranh ông của ông đã đăng ký mua ngay khi vẽ xong, gồm cả ký họa.
 
1989, ông bắt đầu tập vẽ lại bằng tay trái, bởi ông đã bị liệt dần tay phải từ khoảng 3 năm trước. Bức tranh “Niềm tin” phấn màu năm 1989 là niềm vui mừng của ông khi ông lại có thể tiếp tục vẽ say mê.
 
 
 

(Cát Khánh trích viết từ Tạp chí Mỹ thuật năm 1988)