Lã Vọng Gallery Hong Kong giới thiệu với các Nhà đấu giá và giới Sưu tập thế giới về tranh cụ Nguyễn Tư Nghiêm như này:
"Ông là tầng lớp họa sĩ tinh túy của Việt Nam. Là người tiên phong của nghệ thuật đương đại dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống, ở đó là làng quê và những nét cổ kính nhất." (1)
 
ÔNG GIÓNG, bột màu, 1980, Nguyễn Tư Nghiêm, 1980, thuộc nhà sưu tập Hong Kong
Nguyễn Tư Nghiêm người xếp hạng 1 so với Sáng, Phái, Liên, họ đã viết, ta cùng ngẫm xem:
"Ông vô cùng ngưỡng mộ Picasso, nhưng cũng giống như ông ấy, Nguyễn Tư Nghiêm sớm nhận ra, tất cả những kỹ thuật hội họa được đào tạo sẽ bị phủ nhận". (1) Ở đây hàm ý, nếu chỉ vẽ theo những gì các ông thầy Tây dạy thì tên Nguyễn Tư Nghiêm sớm hay muộn cũng bị chôn vùi.
"Trừ khi ông quay trở lại tìm nguồn cảm hứng từ nguồn cội xã hội" (1) Ở đây hàm ý, hs Nguyễn Tư Nghiêm đã theo đuổi một thẩm mỹ của riêng ông, giống như "mệnh đề đứng riêng " (lời Thái Bá Vân đã nói).
Thẩm mỹ của riêng Nguyễn Tư Nghiêm, mà không phải là bất cứ ai khác, ví như Nguyễn Sáng đưa hình tượng Ngựa Gióng vào một số tác phẩm của Nguyễn Sáng, nhưng chỉ dừng ở mặt biểu tượng với hàm ý của nó, minh họa cho nhân vật chính trong tranh, một chủ đề khác, không phải về Ngựa Gióng.
ÔNG GIÓNG, bột màu giấy điệp, 1972, Nguyễn Tư Nghiêm, thuộc nhà sưu tập Hà Nội.
 Còn với Nguyễn Tư Nghiêm lại là TINH THẦN CỦA DÂN TỘC, với hàng trăm tác phẩm chỉ vẽ một NGỰA GIÓNG chỉ để đề cao chí khí của một dân tộc Việt, nhưng gắn với từng giai đoạn lịch sử thời điểm đương đại Nguyễn Tư Nghiêm sống, với thẩm mỹ riêng của Nguyễn Tư Nghiêm.
 
ÔNG GIÓNG, bột màu, 1988, Nguyễn Tư Nghiêm, thuộc nhà sưu tập Hong Kong đã bán cho nhà sưu tập Việt Nam trong 10/2023 qua Sothebys
Khi sản xuất, xây dựng Miền Bắc, Ngựa Gióng khác. Khi chống bom đạn Mỹ, Ngựa Gióng khác.
Khi đất nước rơi vào kiệt cùng, suy thoái, bao cấp Ngựa Gióng khác.
Khi đất nước thoát nghèo, mở cửa, Ngựa Gióng khác.
Để rồi Lã Vọng Hong Kong Gallery viết khẳng định:
"Cho dù đó là Thánh Gióng chiến đấu trên con chiến mã,..., Nghiêm đều tạo ra, với một phong cách làng quê của mình, một bữa tiệc văn hóa bằng những khối màu tươi sáng, được bao phủ bởi chủ đề của bức tranh" (1)
(1): trích từ Fine Contemporary Vietnam, Lã Vọng Gallery Hong Kong, 1998.
(Cát Khánh trích dẫn nguồn nhà sưu tập Hà Nội, 10/2023)