Các tác phẩm xuất sắc của họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉ lấy mục đich trình bày vẻ đẹp uyển chuyển về đường nét và tâm hồn trong sáng của người thiếu nữ. Mục đích nghệ thuật của họa sĩ Trần Văn Cẩn là nhằm tạo ra những cảm xúc thẩm mỹ cho người xem khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phũ nữ ở tác phẩm của ông: một dáng ngồi, một mái tóc dài, một ánh mắt & cặp môi, một bầu ngực khỏa thân đầy đặn,...
Kanndinsky ông hoàng hội họa trừu tượng hiện đại vẫn phải viết "mỗi nghệ sĩ, ở tư cách là con đẻ của thời đại mình, phải biểu lộ cái riêng của thời đại mình... và ngôn ngữ dân tộc, chừng nào dân tộc còn tồn tại ở tư cách đó" (tr.83, sách Về Cái Tinh Thần Trong Nghệ Thuật)
Trích đoạn tác phẩm Thiếu Nữ Bên Hoa, sơn dầu trên giấy, thập niên 1980, họa sĩ Trần Văn Cẩn, sưu tập tư nhân Hà Nội
Triều Dương viết "Người phụ nữ Việt Nam đẹp một cách đầy đặn, trong sáng và tình nghĩa. Có thể coi vẻ đẹp ấy là một khía cạnh của chất dân tộc trong tác phẩm của ông" (tr.77, sách Trần Văn Cẩn). Trước 1945, thiếu nữ của hs Trần Văn Cẩn là bình lặng, thanh thản, nhẹ nhõm quá, vô tư quá, đôi khi cô đơn, thuần khiết. Sau CM tháng 8, thiếu nữ của ông lại gắn với cuộc sống sản xuất, rất dân tộc, rất đời,..., và vẫn còn có cả những thiếu nữ thành thị đẹp nao lòng.
Tác phẩm Thiếu Nữ Trước Bình Phong, lụa, họa sĩ Trần Văn Cẩn
TÍNH DÂN TỘC chính là cội nguồn, cốt lõi làm cho tranh hs Trần Văn Cẩn còn trường tồn, chừng nào dân tộc Việt Nam còn tồn tại. Đứng trước giá trị vĩnh cửu đó thì sao, đối với giới sưu tập?
Tác phẩm Mùa Đông Sắp Đến, sơn mài, thập niên 1960, họa sĩ Trần Văn Cẩn
Giới sưu tập gộc, giới nghiên cứu sâu, đều biết cả những điều trình bày trên, chỉ khác là họ im lặng thụ hưởng hoặc truyền khẩu. Tranh họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ thiếu nữ rất hiếm. Điểm danh ở các tay sưu tập gộc từ Hà Nội tới Sài Gòn cũng vô cùng hiếm. Ngay các bảo tàng tư nhân cũng chẳng dám nhận rằng họ có đủ một bộ sưu tập đầy đủ thiếu nữ của cụ Trần Văn Cẩn, bởi giờ đã quá đắt và hiếm.
(Cát Khánh dẫn nguồn FB nhà sưu tập Đức Tiến, 10/2023)