Phải nhìn thấy nét vẽ như chạm khắc Đình làng cổ trong tranh của Nguyễn Tư Nghiêm

 

Bằng không thì mọi bức vẽ đều là sự sao chép vô hồn của bất cứ ai. Đây là quan điểm của người nghiên cứu - người viết bài này và của cụ Nguyễn Bá Đạm và bác Nguyễn Đỗ Bảo.

 

Cụ Nguyễn Bá Đạm, người sưu tập, bạn với họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên,... trong vài thập kỷ. Họa sĩ Bùi Xuân Phái từng vẽ hơn 250 bức ký họa chân dung cụ. Mỗi tháng cũ tới nhà cụ Nguyễn Tư Nghiêm ba bốn bận để hàn huyên, "bù khú", chuyện đời, chuyện nghệ thuật. Cụ được Hà Nội trao giải thưởng Bùi Xuân Phái vì Tình Yêu Hà Nội do sự đóng góp từ bộ sưu tập tranh và tiền cổ của cụ.

Bác Nguyễn Đỗ Bảo, con họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, bác làm bạn nghiên cứu vốn văn hóa cổ với họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm xuyên suốt ba thập kỷ 1960, 1970, 1980. Trong ba thập kỷ đó, hàng tháng mang 20 tấm ảnh tư liệu về Đình, Chùa, Lăng tẩm các thời Lý, Trần Mạc, Lê, của Viện Nghiên cứu Mỹ thuật tới trao cho cụ Nguyễn Tư Nghiêm, làm tư liệu nghiên cứu vẽ. Tư liệu nhiều nhất là Đình làng cổ giai đoạn Hậu Lê. Một giai đoạn hưng thịnh nhất của điêu khắc cổ kéo dài qua các thế kỷ 17, 18.

 (Tranh thuộc nhà sưu tập Trần Đình Vượng, đang bày tại TL Sắc Thu, số 44 Yên Phụ)

 
Trước nhất về mặt tạo hình nghệ thuật, phải giống điêu khắc Đình làng, chính Cụ nói "Tôi chép lại vốn cổ". Chi tiết là những nét vẽ bàn chân, cẳng chân, bắp đùi vuông vức, bắt chéo khỏe khoắn. Những bàn tay nâng, giữ vừa lỏng, vừa chặt như điêu khắc Chuốc Rượu ở Đình Hoàng Xá, Hà Tây, điêu khắc Đánh Cờ ở Đình Ngọc Canh, Vĩnh Phú, Tắm Đầm Sen ở Đình Đông Viên, Hà Tây,.... Tất cả là những di sản để lại từ thời Hậu Lê.
 
 
 
(Ảnh chụp từ sách Điêu Khắc Đình Làng Việt Nam, 1972, Nguyễn Đỗ Cũng, Trần Văn Cẩn)
  Từ đó, trực quan, khi nhìn vào tranh, chúng ta phải thấy nét vẽ bàn chân những đứa trẻ, được tạo khối to, như những cái bàn cuốc, cảm giác chắc chắn như chân người nông dân.

(Tranh thuộc sưu tập Thu Giang, vợ cố họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm)

Người nghiên cứu hỏi ý kiến cụ Bá Đạm (102 tuổi), về những bức TRUNG THU của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Cụ cho biết vẽ TRUNG THU là khi họa sĩ tinh thần vui vẻ, hoài niệm trẻ thơ, mà vốn là họa sĩ ít khi biểu lộ...
Trong tiểu sử, tuổi thơ của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là ở quê, ăn ngủ cùng những người tá điền mà bố ông, cụ Nguyễn Tư Tái, người đã từ quan triều đình, về chiêu mộ nông dân để lập ấp. Nói ngắn gọn, trước khi ra Hà Nội học, cụ là con nông dân, học trò ở nông thôn, nên thấu hiểu lề lối sinh hoạt của người nông dân.
 

 (Ảnh chụp sách Điêu Khắc Đình Làng Việt Nam, 1972, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn)

 
Tiếp tục hỏi bác Nguyễn Đỗ Bảo, bác cho biết, cụ Nguyễn Tư Nghiêm từng phát biểu "Cái có thể so sánh với Nước ngoài được là giai đoạn Hậu Lê". Nên nhớ giai đoạn này kéo dài xuyên mấy thế kỷ với sự hưng thịnh nhất của nền nghệ thuật điêu khắc Đình. Vì tính dân gian/Đình làng thời này không có ở nơi nào trên thế giới". Và bác Đỗ Bảo là người có đến 3 thập kỷ hàng tháng đều đặn cung cấp tư liệu ảnh đình, chùa, cho họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm.

(Ảnh chụp sách Nguyễn Tư Nghiêm, 2019, Quang Việt)

Như vậy trong con người Nguyễn Tư Nghiêm, là tổng hòa của cả cái chiều sâu sự hiểu biết về nghệ thuật điêu khắc Đình làng cổ và cái trải nghiệm cuộc sống nông dân, nông thôn ở thời chính cụ là trẻ con.
Người nghiên cứu đã xem các tài liệu tranh qua sách, xem tranh thực tế, sô lượng mẫu lên đến hàng chục tác phẩm, để khẳng định chắc chắn, tạo hình những đôi bàn chân, những thế chân của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm phải như tạc lại điêu khắc trên mặt giấy, thay vì trên gỗNhững tư thế tạo hình này xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm của Cụ kéo dài từ thập niên 1950 cho tới tận cuối đời: Con Nghé Quả Thực, Đêm Giao Thừa Bên Hồ Gươm, Múa Cổ, Gióng, Tiên Rồng, Múa Sư Tử,...
 
 
 
 
Trong một lần thực nghiệm, người nghiên cứu đưa một bức tranh vẽ Trung Thu - Múa Sư Tử, tới tham vấn Cụ. Cầm trên tay bức tranh bột màu trên giấy dó, Cụ thốt lên, "không thể nghi ngờ điều gì, đích thị của ông Nghiêm". Người nghiên cứu cố gắng hỏi đi hỏi lại vài lần Cụ vẫn nói "Ông Nghiêm ít vẽ tranh Trung Thu như này, nên đây là bức tranh hiếm".
 
Tiếp tục hỏi Cụ, liệu rằng Cụ Nguyễn Tư Nghiêm có vẽ nhiều những bức như này không? "Không", "Vẽ ít", rồi Cụ nói tiếp "Vì nó ít, nên mới quý". Những lời nói của cụ Bá Đạm được ghi hình với lời tiếng rất rõ nét, dù cụ đã hơn trăm tuổi.
  Để kết lời câu chuyện nghiên cứu tranh Trung Thu- Múa Sư Tử, người nghiên cứu chia sẻ, hãy xem điêu khắc cổ trên mái Đình, ở đó bản tính thô mộc, "không chấp nhận chung chạ với các thời" với loại nghệ thuật nào khác (NNC Thái Bá Vân).
Cuối cùng, người nghiên cứu khẳng định một lần nữa, những đôi chân trong tranh Múa Sư Tử - Trung Thu của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm phải to, bè, rắn chắc, u, cục, sắc, như những thớ gỗ, được vạt chéo, cắt vuông, bởi những nhát đục dứt khoát và khoáng đạt, của những thợ khắc, mà được họa sĩ thời Đông Dương là danh họa Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung gọi là "Những Nghệ Sĩ Lớn" của Đình làng Việt Nam.
 
 
(Cát Khánh, Hà Nội, 10/2023)