Màu sắc biểu tượng của Quyền uy và Sự trường tồn
Hàng trăm học giả lao động 25 năm, thành tựu để lại cho văn hoá người Việt được chứng thực vào năm Thìn, 1868, Vua Thiệu Trị ban hành bộ sách Nội các triều Nguyễn Đại Nam Khâm Định Hội Điển Sự Lệ gồm 262 quyển, qui định phép tắc của tất cả các Bộ tương đương các bộ tài chính, quân sự, an ninh, văn hoá,…
Hôm nay người đọc sách chỉ trích dẫn phần liên quan đến mỹ thuật, cụ thể là màu sắc dùng cho nơi hội tụ tinh hoa của quyền lực và tri thức – triều đình. Vua dùng Mũ áo Đại triều, Mũ áo Thường triều, Lễ phục, Tế giao có màu “sắc vàng chính”.
Câu hỏi “Tại sao lại là sắc vàng chính?”, sắc vàng của kim loại vàng. Cùng tìm hiểu văn hoá của các dân tộc trên thế giới để hiểu tầm vóc tri thức hiểu biết của các học giả ông cha ta.
Trích đoạn tranh Ngựa Thần của Lê Huy Hoà, hoạ sĩ khoá Kháng Chiến
Vàng kim loại mang bản chất của thần thánh. Trong truyền thuyết Hy Lạp, vàng thể hiện Mặt trời và toàn bộ hệ biểu tượng của mặt trời: phì nhiêu - giàu có - thống trị, trung tâm của nhiệt năng - tình yêu - biếu tặng; cội nguồn ánh sáng - tri thức - tỏa rạng.
Appollon, Thần Mặt Trời, mặc quần áo và mang khí giới bằng vàng: áo trong, khuy móc, đàn lyre, cung, ống đựng tên, ủng.
Hermès, vị thần sứ giả của Thượng đế là thần bảo trợ nghề buôn…, cũng là biểu thị những mặt ưu nhược của vàng.
Ki-tô giáo, sắc vàng đồng nhất với ánh sáng mặt trời ấy, vàng là một trong những biểu tượng của Chúa Giêxu. Ánh sáng, Mặt trời, Phương Đông. Ta sẽ hiểu vì sao các nghệ sĩ Kitô giáo đã cho Đức Chúa Kitô một bộ tóc vàng óng như Apollon và đặt một vàng hào quang lên đầu Ngài.
Ở Ấn Độ và Trung Quốc, vàng là ánh sáng biểu tượng của tri thức, mang bản chất dương. Thần linh hay Người được trang phục bởi vàng bởi màu vàng kim, là người đã được hội tụ sẵn của tinh hoa tri thức của nền văn minh nơi thánh thần ngự trị, của dân tộc nơi Người đó trị vì.
Tục ngữ đã lưu truyền “vàng là cái bệ của tri thức, cái ngai của đức hiền minh”. Ở cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới có nói rõ “nhưng nếu anh lẫn lộn cái bệ với cái ngai, nó sẽ đổ lên anh và đè bẹp anh”.
Người ở đỉnh cao quyền lực được phép mang y phục vàng, gồm có vàng và màu vàng kim, bởi Người này sẽ dùng vàng để tìm kiếm tri thức, đem tới cho Người, cho quốc gia dân tộc hạnh phúc, và ngược lại là lụn bại nếu nó – vàng không được sử dụng tốt.
Các học giả thế giới cùng quan điểm về vàng, là kim loại hai mặt, nó cũng mang tính nhị nguyên nguyên lai : là chìa khóa có thể mở nhiều cửa, mà cũng là khối hay gánh nặng có thể đè gãy xương và cổ. Sử dụng nó cũng khó như kiếm được nó.
Ở Trung Hoa cổ, vàng có màu sắc ví như mảnh đất màu mỡ, ở đó sẽ có sự sống và sinh sôi. Và cặp vợ chồng lấy nhau là phải kết hợp thật hài hòa âm dương, tất cả quần áo, chăn, gối trên giường cưới đều phải may bằng the hay lụa vàng.
Nếu ở Trung Quốc màu vàng là màu của Hoàng đế, ấy là vì trong thực tế ông ta đứng ở trung tâm vũ trụ, như mặt trời nằm ở trung tâm bầu trời. (trích sách Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới). Quả thực, đất nước Trung Quốc hôm nay có dân số đông nhất thế giới và trở thành cường quốc số 1 thế giới trong không xa nữa.
Sự tái sinh, phàm là người, sẽ có mong muốn được vĩnh cửu, trẻ mãi, trí tuệ cao siêu như các vị thần, nếu có chết thì mong được luân hồi vào một thế giới siêu nhiên nào đó… nơi vàng ngự trị, như những gì các giáo sĩ Ki-tô truyền giáo.
Hôm nay, mỹ thuật hiện đại, có một ông thầy lý thuyết kinh điển là Kandinsky đã nói về sắc vàng kim: “màu vàng thiên về phía sáng cho đến nỗi không thể có màu vàng thật đậm. Cho nên có thể nói có một sự thân cận sâu xa, vật chất giữa vàng và trắng”. Nó truyền dẫn sự trẻ trung, sức mạnh và sự vĩnh cửu thần thánh.
Ở nơi xứ sở của những điều kỳ bí không thể giải thích trong thế giới hiện đại hôm nay, Tây Tạng, mà ai trong đời cũng nên một lần thăm viếng, các học giả đã chỉ ra chữ Om, động từ thiêng của người Tây Tạng, có bổ từ chỉ tính chất zéré có nghĩa là vàng óng.
Trích đoạn tranh Múa Cổ họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, biểu hiện Vua trong nghi lễ mừng Thọ mẹ, một phát hiện của người nghiên cứu Nguyễn Đức Tiến năm 2024
Sau cùng, người đọc sách, nghiên cứu mỹ thuật đã ngộ ra rằng, những vật phẩm có tính biểu tượng Quyền Uy và Sự Trường Tồn sẽ dần dà dịch chuyển về đúng Người được thụ hưởng và Người ở nơi hội tụ được tinh hoa, kinh tế, chính trị, văn hoá, chứ không lưu lạc trong nhân gian, và chỉ khi mỗi người hiểu được điều này, thì lòng tham mới được giải toả!!!
(Người nghiên cứu – Philip Nguyễn, 22-5-2024)